Các công ty kiểm toán trên thực tế không chỉ cung cấp riêng dịch vụ kiểm toán mà còn cung cấp các dịch vụ phi đảm bảo như tư vấn, thuế, pháp lý, định giá… Tại các kỳ tuyển dụng lớn như Internship hay Fresh Graduate, các tập đoàn cũng mở rộng cánh cửa chào đón nguồn nhân lực tại bộ phận Tax và Advisory. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của 3 bộ phận này nhé.
1.Tuyển đầu vào
Audit: số lượng tuyển công khai hàng năm nhiều hơn rất nhiều so với các mảng khác, lên đến cả trăm người tổng cộng từ intern cho đến staff.
Tax: số lượng tuyển ít hơn do không có biến động nhiều về nhân sự, có thể không thông qua đăng tuyển công khai, mà chỉ qua refer hoặc lấy hồ sơ từ HR khi có hồ sơ tốt apply vào Big4.
Advisory: số lượng tuyển ít hơn, có thể không thông qua đăng tuyển công khai. Cơ hội vào khó hơn do tuyển ít và chủ yếu là tuyển intern (sau đó cân nhắc giữ lại làm staff). Đối tượng thường là các bạn có kinh nghiệm bên Audit chuyển sang, hoặc đa phần là các bạn du học sinh.
2.Tính chất công việc
Đối với Audit:
- Sẽ chia thành 2 khối: một khối chuyên audit cho financial institution (gồm team chuyên audit cho bank, hoặc team chuyên công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán); một khối chuyên audit cho doanh nghiệp (non-bank) bao gồm FDI, bất động sản, v.v. Nhóm cho doanh nghiệp non-bank và nhóm cho bank khá ổn vì kiến thức rộng, còn nhóm chỉ làm cho công ty bảo hiểm sẽ hơi hẹp.
- Tính chất chung là đi khách hàng nhiều, đặc biệt là mùa bận. Với những khách hàng lớn, có thể quanh năm ngồi ở khách hàng. Công việc vất vả, áp lực và tốn nhiều thời gian nhất trong số các mảng. Với level staff thì phải làm việc với chứng từ sổ sách nhiều.
- Với các bạn có kiến thức chắc, có thể được involve vào nhiều job về due diligence hoặc tư vấn về accounting, hoặc assurance liên quan đến 1 số deal phức tạp.
Đối với Tax:
- Sẽ chia thành các team:
- Team chuyên làm thuế thu nhập cá nhân (review thuế, bảng lương, immigration cho expats)
- Team chuyên làm Business Tax Compliance (chuyên đi review và kê khai thuế cho khách hàng – về thuế TNDN, GTGT),
- Một số team nhỏ nữa như team chuyên làm Business Tax Advisory, Team chuyên về Transfer pricing, Team chuyên về Custom, Team chuyên về Licensing.
- Về cơ bản sẽ chia ra là làm Tax compliance hoặc Tax advisory:
- Với mảng Tax compliance: có đi khách hàng để làm review thuế (đặc biệt trong mùa quyết toán), cũng mang tính chất kiểm tra chứng từ, rà soát sổ sách kế toán khá nhiều.
- Với mảng Tax advisory: gần như không đi khách hàng, sẽ thú vị hơn với các bạn thích phân tích case và viết lách, nhưng team này gần như không tuyển fresh. Hơn nữa nếu chỉ làm tax advisory từ đầu, nhiều khi sẽ chỉ biết lý thuyết (trong luật) mà bị hổng về thực tế (cách áp dụng của doanh nghiệp/cách áp dụng được cơ quan thuế cho phép). Job về advisory thường không có nhiều như job compliance.
Đối với Advisory:
- Chia ra thành 2 mảng: Bank và Non-bank (trong từng mảng này lại chia ra team làm về Risk hay Performance Improvement). Có đi khách hàng, thậm chí với team advisory cho non-bank có khi phải đi nhiều project ở tỉnh hoặc miền núi, nói chung khắp nơi trong cả nước.
- Tính chất công việc thú vị hay nhàm chán cũng tùy mảng nhỏ, và tùy project. Công việc không có mùa bận như audit, tax mà hay theo project. Khi có project có thể rất bận, nhưng hết project có thể không có việc làm, nhiều bạn leave vì lý do này.
3.Kiến thức và kinh nghiệm
Audit: Học được nhiều nhất và bao quát nhất về accounting, tax, financial reporting.
Tax: Với mảng tax compliance, có kiến thức bao quát (cả lý thuyết và thực tế về thuế). Sau khi leave Big4 có thể ra làm tax manager trong doanh nghiệp.
Advisory: Kiến thức về mô hình quản lý, quản trị nhân sự, rủi ro, kiếm soát nội bộ, KPI, nhưng chưa cần nhiều ở các doanh nghiệp Việt Nam.
4. Khả năng chuyển đổi công việc
Audit: Dễ nhất trong các mảng (có thể chuyển ra bất kỳ mảng nào trong công ty kiểm toán, cả thuế và advisory), hoặc chuyển ra ngoài làm về Accounting/Finance cho doanh nghiệp, hoặc chuyển sang làm khối back cho ngân hàng (với các bạn làm audit cho khối bank).
Tax: Với mảng Tax compliance, ra có thể làm kế toán thuế hoặc trưởng phòng thuế của doanh nghiệp.
Advisory: Khó chuyển đổi, không có đặc thù về công việc chuyển đổi. Với team chuyên làm tư vấn cho ngân hàng, có thể dễ chuyển sang ngân hàng làm khối quản trị rủi ro (lương deal tốt), còn team audit cho khối non-bank hơi khó chuyển.
Bài viết được hỗ trợ bởi một cộng sự làm cả Audit-Tax-Advisory