Song hành với việc hiểu mình, các bạn trẻ cũng cần hiểu nghề trước khi sẵn sàng bước vào thị trường lao động. Đồng hành với các bạn trên hành trình này, KLE sẽ giới thiệu cho các bạn 3 cách thức tìm hiểu thông tin ngành nghề, yêu cầu tuyển dụng cũng như tổ chức và công ty bạn quan tâm. Cụ thể gồm có: (1) Kênh thông tin, (2) Con người và (3) Tự trải nghiệm
1. Kênh thông tin
Để hiểu rõ về một ngành nghề bạn theo đuổi, những kênh thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, khi nó cung cấp cho bạn những kiến thức và hiểu biết về nghề.
Một số kênh thông tin bạn có thể tìm hiểu và tham khảo qua bài viết: Link
Sau khi đã có thông tin và xác định được một số ngành nghề mình quan tâm, bạn có thể tổng hợp lại theo bảng sau:
Tên công việc | Công ty/ Tổ chức | Link tham khảo | Chi tiết | Hành động của bản thân |
(VD: Kiểm toán viên/ Kế toán/ Tổ chức sự kiện/ ….) |
| (VD: Lên kế hoạch học chứng chỉ/Sửa CV/…) | ||
2. Con người
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về ngành nghề qua các trang web, các bạn cũng có thể khai thác thông tin qua việc hỏi và phỏng vấn các anh chị đã và đang công tác trong lĩnh vực bạn quan tâm, điều này mang đến cho bạn những góc nhìn thực tế và đa chiều về công việc, cũng như con đường phát triển sự nghiệp của họ.
Dưới đây là các bước thông thường để thực hiện một buổi phỏng vấn tìm hiểu công việc:
- Tìm kiếm và liên hệ chủ động với những người đang làm việc trong lĩnh vực/công ty mà bạn quan tâm.
- Cân nhắc lựa chọn hình thức gặp gỡ phù hợp, có thể là trực tiếp hay qua điện thoại, để tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Thông thường, một buổi phỏng vấn tìm hiểu công việc chỉ nên kéo dài khoảng 20 phút.
- Xác định mục tiêu cho buổi gặp gỡ và chuẩn bị sẵn các câu hỏi để trao đổi
- Gửi lời cảm ơn đến người được phỏng vấn trong vòng 24 tiếng sau khi kết thúc buổi trò chuyện.
3. Tự trải nghiệm
Ngoài việc tìm hiểu thông qua các kênh trực tuyến và các anh chị làm trong ngành, các bạn cũng có thể tự mình trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm qua các hoạt động ngoại khóa khi học đại học. Các bạn có mục tiêu làm ngành gì thì hãy tìm kiếm cơ hội cho mình được làm ở vị trí đó để hiểu tính chất công việc. Ví dụ như bạn có mong muốn làm khối ngành Quản trị & Bán hàng, thì hãy tham gia các câu lạc bộ/ đội/ nhóm tại trường hoặc ngoài trường trong các vai trò liên quan đến đối ngoại, quản trị nhân sự hay điều phối dự án.
Hai phương pháp tìm hiểu nghề nghiệp thông qua các kênh thông tin và câu chuyện thực tế mang đến cho bạn vô số góc nhìn đa dạng và hữu ích. Tuy nhiên, chỉ khi bạn thực sự dấn thân vào môi trường làm việc thực tế, trải nghiệm những thử thách và thậm chí mắc sai lầm, bạn mới có thể dần định hình được vị trí phù hợp của mình trong thị trường lao động. Dù chông gai thử thách, KLE tin bạn sẽ chinh phục được mọi mục tiêu!