Học sinh Chuyên Sử, tuyệt vọng với ngành và Offer Big4 từ năm 3 – Mentee Trần Trung Kiên

Xin chào các bạn, mình là Trung Kiên, sinh viên năm 4 chuyên ngành Kế toán của NEU và mình đã nhận được Offer EY line Core Assurance từ năm 3 đại học. Để có được chiếc Offer từ sớm thì mình cũng đã phải trả qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Hi vọng câu chuyện hành trình của mình dưới đây sẽ tạo chút xíu động lực cho các bạn muốn theo đuổi con đường Kế – Kiểm nha. Oke let’s go!

Chắc các bạn đang nghĩ rằng là một sinh viên Kế – Kiểm thì con đường vào Big4 của mình sẽ thuận tiện hơn vì mình có niềm yêu thích với ngành đúng không? Câu trả lời là không, mình và Kế – Kiểm đã từng có “mối thù không đội trời chung”. Xuất thân của mình là một học sinh chuyên Sử của trường cấp 3, và tại thời điểm đó thì Toán và các môn tự nhiên không phải sở trường của mình. Thế nhưng dòng đời xô đẩy, 0.02 điểm học bạ đã đánh đổi cơ hội của mình vào ngành mà mình mong muốn và mình phải chuyển xuống nguyện vọng 2 là Kế toán – một ngành đặc về con số (hoặc ít nhất là mình từng nghĩ vậy). 2 năm đầu đại học với mình quả là khó khăn khí tiếp xúc với con số kín các trang vở và máy tính, và mình đã từng có ý định muốn buông xuôi. Thế nhưng một lần nữa, mình chọn cách không từ bỏ và theo đuổi con đường kế kiểm này đến cùng. 

Đến cuối năm 2, trong lúc đang loay hoay tìm lại con đường của mình thì mình vô tình va phải KLE, và bước ngoặt bắt đầu từ đây. Từ một chàng sinh viên luôn cảm thấy bế tắc trong ngành học của mình, mình đã được dẫn dắt, hướng dẫn, giúp đỡ bởi những con người tài năng nhất. Các anh chị không định hướng cho mình về mặt kiến thức chuyên môn mà còn hướng dẫn mình những kỹ năng quan trọng khi làm nghề. Và từ đây, ngành kiểm toán trong mắt mình không còn là một nghề quá khô khan và đặc thù về con số nữa mà trở thành một nghề khá thú vị mà mình muốn theo đuổi. Các anh chị không chỉ giúp mình hiểu sâu hơn về bản chất của nghề mà còn đưa ra những lời khuyên, vực dậy tinh thần mà còn hỗ trợ, động viên mình theo đuổi con đường này. Và sau một thời gian theo học tại đây, mình cảm thấy không còn “thù” ngành Kế – Kiểm nữa. Mình cũng hào hứng thử sức tại các cuộc thi Kế – Kiểm cho sinh viên. Nhưng cuộc đời lại vả vào mình những cú tát thật đau đớn khi mình đã trượt vòng Test tận 7 lần🤡. Mình đã thực sự thất vọng khi không biết rằng liệu mình có lại đi sai đường không khi thất bại nối tiếp thất bại trong một khoảng thời gian ngắn. Thời điểm đó, mình có biết đến chương trình học bổng Pathway của EY hợp tác với NEU dành cho sinh viên năm 3 của NEU. Lúc đó, tinh thần của mình đi xuống sau thất bại cúa những cuộc thi, nên mình đã quyết định liều và đi thi trong tâm thế không còn gì để mất. Mình cũng đã luyện tập các bài và “cày nát” các quyển SBT, chuẩn bị cả về mặt kiến thức, kỹ năng và tinh thần cho kỳ thi Pathway. Và cuối cùng sau chuỗi thua 7 ván, thì may mắn đã mỉm cười với mình. Mail pass vòng Test, mail pass Group Interview, mail pass Final Interview, mọi thứ cứ như một giấc mơ vậy. Cảm giác hạnh phúc khi cuối cùng sự nỗ lực của mình cũng đã được đền đáp xứng đáng.

Quá trình thi Pathway to Strategic Business Leader là một chương trình học bổng dành riêng cho sinh viên của NEU. Và có thể nói đây là cơ hội ngàn vàng đối với những bạn mong muốn theo đuổi sự nghiệp Kế – Kiểm. Và chính vì điều đó, mình có một số tips hi vọng sẽ giúp các bạn trong quá trình ôn tập và tham gia thi nha.

Thứ nhất, vòng CV chính là bức tranh đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy bạn, vì thế hãy trau chuốt nó hết sức có thể, những gì bạn muốn họ ấn tượng, hãy đưa nó lên đầu. Và tốt nhất nên co CV lại thành một trang, đảm bảo sự súc tích của các thông tin. Lời khuyên của mình là CV sẽ được khai thác rất nhiều ở những vòng kế tiếp, hãy hiểu rõ nhất những gì bạn đã viết trên CV và có một câu chuyện đủ sức thuyết phục dựa trên những thông tin trên đó.

Sau khi qua được vòng CV, bạn sẽ tiến vào vòng Test Technique (Lưu ý là làm offline nha). Các kiến thức trong đề test của Pathway khá rộng, từ kế toán, kiểm toán, thuế, cho đến luật, logistic, technology, social. Nói chung đủ thể loại nên không có học tủ được đâu :))). Và đặc biệt là EY hay có đề Writing ở cuối (khá giống IELTS Writing Task 2), chiếm khá nhiều điểm nên lời khuyên của mình là TUYỆT ĐỐI đừng có bỏ bài viết. Bài viết của EY thuộc dạng đề mở, hỏi về ý kiến và thảo luận, các bạn nên phân bổ thời gian làm sao để có thể hoàn thành bài kịp giờ nha. Đề tuy dễ thở hơn so với kỳ Intern nhưng không nên chủ quan vì rất có thể đó lại là cái bẫy cho bạn đó

Nếu bạn may mắn vượt qua vòng Test thì chào mừng bạn đến với Group Interview, nơi sức mạnh của tình bạn và tinh thần đồng đội được thử thách. Bạn và những bạn khác sẽ được xếp vào cùng một nhóm và sẽ tiến hành thảo luận về đề bài đưa ra. Sau thời gian thảo luận, các bạn sẽ trình bày trước ban giám khảo và sẽ có một vài câu hỏi được đặt cho các bạn. Nếu các bạn chưa quen làm việc trong môi trường tập thể thì đây có thể là thử thách vì trong khoảng thời gian ngắn, các bạn phải thảo luận, giải đề sau đó trình bày trước ban giám khảo. Áp lực thời gian là điều thấy rất rõ trong phòng thi, cảm giác nó trôi nhanh không tưởng đó. Vì thế các bạn nên chủ động ke thời gian để có thể hoàn thành bài suôn sẻ nha.

Và cửa ải cuối cùng của Pathway chính là vòng Final Interview. Tại đây, các bạn sẽ được phỏng vấn với các

 

Và cửa ải cuối cùng của Pathway chính là vòng Final Interview. Tại đây, các bạn sẽ được phỏng vấn với các anh chị là Manager, Partner của EY. Các câu hỏi thì xoay quanh rất nhiều chủ đề, không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn cả về những kiến thức và thông tin xã hội nữa. Và đến lúc này, CV của bạn sẽ được khai thác rất sâu và đây là cơ hội để các anh chị có thể đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hoá của công ty hay không. Bình tĩnh, tự tin, và nhớ cảm ơn anh chị và nở một nụ cười thật tươi trước khi ra về nha

Mình thấy một trong những điều mình thấy vui nhất trong quá trình ôn luyện là mình có những người bạn cùng chí hướng, những anh chị cực kỳ có tâm. Mình cảm thấy may mắn khi có cơ hội được lắng nghe chia sẻ và học hỏi từ rất nhiều anh chị và các bạn không chỉ giỏi mà cực kỳ năng động. Bạn mình không chỉ giúp đỡ mình trong việc học mà còn động viên an ủi mình trong những lúc mình rơi vào khủng hoảng khi thất bại liên tục. Đó chính là những người giúp mình cảm thấy “bình thường” nhưng không “tầm thường”

Cuối cùng, điều mình thấy quan trọng nhất vẫn là sự chuẩn bị kỹ càng. “Nếu em thất bại trong việc chuẩn bị thì em chuẩn bị thất bại” Đó là những lời mà một người anh đã nói với tớ. Với một kỳ thi có sự cạnh tranh cao thì sự chuẩn bị là điều kiện tiên quyết giúp bạn gặt hái được thành công. Mình tin chắc khi đọc đến dòng này, có một vài bạn vẫn đang căng mình ôn tập cho các kỳ thi tuyển dụng thực tập sinh. Mong các bạn vững niềm tin, vững ý chí, chuẩn bị thật kỹ và bung hết sức thi đấu nha. Chúc cho mọi điều may mắn và tốt đẹp nhất đến với các bạn :3

Nguồn: KLE _Kiểm toán, khúc mắc và ôn thi Big4