Ngành Blockchain – Tiềm năng khổng lồ trong thời đại số

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã mở ra tiềm năng đáng kinh ngạc cho lĩnh vực Blockchain. Mặc dù là một ngành “mới sinh” nhưng nó có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, mang đến nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn.

Blockchain là gì?

Blockchain là một cơ sở dữ liệu chuỗi khối, lưu trữ dữ liệu trong các khối và được liên kết với nhau trong một chuỗi bằng mật mã. Dữ liệu có sự nhất quán theo và được mở rộng theo trình tự thời gian, vì không có cách nào xóa hoặc sửa đổi chuỗi mà không có sự đồng thuận từ mạng lưới.

Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối để tạo một sổ cái không thể chỉnh sửa hay biến đổi để theo dõi các đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao dịch khác. Chính những đặc điểm trên đã làm Blockchain trở thành một công nghệ cho phép chia sẻ thông tin minh bạch, độ bảo mật cao, xác thực tin cậy và tiết kiệm chi phí.

Theo chia sẻ của GS.TS David Tran (Đức Trần) là chuyên gia ngành Khoa học Máy tính, ĐH Massachusett (Boston, Mỹ) tại Ngày hướng nghiệp do ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN tổ chức, hiện nay hầu hết mọi người chỉ biết tới blockchain dưới hình thái là một nền tảng tạo nên các đồng tiền số, bitcoin. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực có thể tác động tới nhiều ngành nghề khác nhau như vận chuyển hàng hóa, tài chính ngân hàng, y tế, viễn thông, chính phủ điện tử,…

Tại sao Blockchain lại quan trọng trong cuộc sống?

Trong các giao dịch tài chính vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro thanh toán, ví dụ một trường hợp bán tài sản. Sau khi đã giao tiền, quyền sở hữu tài sản được chuyển cho người mua. Lúc này, cả người mua và người bán đều có thể ghi lại các giao dịch tiền tệ, nhưng không nguồn nào là đáng tin cậy vì có thể một trong hai bên sẽ gian dối. Người bán có thể dễ dàng khẳng định rằng họ chưa nhận được tiền ngay cả khi họ đã nhận được và người mua cũng có thể phản bác rằng họ đã chuyển tiền ngay cả khi họ chưa thanh toán.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải có một bên thứ ba đáng tin cậy để giám sát và xác thực các giao dịch. Sự hiện diện của Blockchain không chỉ làm giao dịch phức tạp thêm mà còn tạo ra một lỗ hổng. Nếu cơ sở dữ liệu trung tâm bị xâm phạm, cả hai bên đều có thể chịu thiệt hại.

Cụ thể, chuỗi khối tạo ra một hệ thống chống làm giả, phi tập trung để ghi lại các giao dịch. Trong trường hợp giao dịch tài sản, người mua và người bán đều được chuỗi khối tạo cho một sổ cái riêng. Tất cả các giao dịch phải được cả hai bên chấp thuận và được cập nhật tự động vào sổ cái của cả hai trong thời gian thực. Các giao dịch trước đây có bất cứ sai sót nào cũng sẽ làm toàn bộ sổ cái sai lệch theo. Những đặc tính đó của công nghệ chuỗi khối đã dẫn đến việc công nghệ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc tạo ra tiền kỹ thuật số như Bitcoin.

Nhờ những tính năng ưu việt này, chuỗi khối được áp dụng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Đối với các công ty năng lượng, họ sử dụng công nghệ chuỗi khối để tạo ra các nền tảng giao dịch năng lượng ngang hàng và hợp lý hóa việc tiếp cận năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, các hệ thống tài chính truyền thống, như ngân hàng và sàn giao dịch chứng khoán, sử dụng các dịch vụ chuỗi khối để quản lý các khoản thanh toán trực tuyến, tài khoản và giao dịch thị trường. Trong khi đó, quản lý dữ liệu bản quyền lại là mục đích của các công ty trong lĩnh vực truyền thông và giải trí. Ngoài ra, các công ty bán lẻ cũng lựa chọn sử dụng chuỗi khối để theo dõi sự lưu động của hàng hóa giữa nhà cung cấp và người mua.

Thu nhập cạnh tranh, cơ hội việc làm rộng mở

Lĩnh vực này đang mở ra cho các bạn trẻ đam mê và ưu thích những con số vì những lí do sau:

  • Blockchain không còn là một lĩnh vực xa lạ đối với các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Singapore,.., tuy nhiên ở Việt Nam thì nó lại là một nhân vật mới mẻ xuất hiện trên thị trường, nên các bạn trẻ tham gia vào ngành này sẽ có rất nhiều cơ hội để khai phá và phát triển
  • Blockchain đang dần được sử dụng rộng rãi trong đa dạng các lĩnh vực nên nhu cầu nhân lực đang gia tăng nhanh chóng tại các doanh nghiệp
  • Nguồn nhân lực hiện nay trên thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu do lĩnh vực này đòi hỏi ứng viên cần có những kiến thức chuyên môn và kĩ năng nhất định, đặc biệt là khả năng tiếp cận nhanh với xu hướng công nghệ mới. Cung không đủ cầu, nên thu nhập của ngành này được đẩy lên cao, sinh viên mới ra trường có thể có được mức lương 50 triệu đồng/tháng.

Có thể nói, blockchain là một “mảnh đất màu mỡ” đối với thị trường việc làm Việt Nam và mang lại mức thu nhập “khủng” cho người lao động. KLE hi vọng trên đây là những thông tin hữu ích về lĩnh vực này, giúp bạn tham khảo thêm trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho mình.