Các bạn sinh viên gần đây có xu hướng trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin về công việc tương lai cũng như xác định hướng đi cho bản thân mình. Tuy nhiên, là những người mới, bắt đầu được tiếp xúc vào mạng lưới thông tin khổng lồ đến từ các nguồn khác nhau, các bạn không khỏi có những mông lung về điểm khởi hành phù hợp, về lộ trình phải đi trong ngắn hạn và dài hạn để đạt được mục tiêu đã đề ra.
“Mình có nên học chứng chỉ Kế – Kiểm (ví dụ như ACCA) ngay từ năm nhất?”
“Nếu chỉ tập trung vào GPA cao trên trường thì có đủ nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng”
….
Về chứng chỉ nghề nghiệp, trích lời của một anh Partner Big4, “chứng chỉ chỉ là một món phụ kiện và phụ kiện chỉ nổi sau 3 năm trở lên và nên có khi đạt mốc 5 năm (manager level)”. Chứng chỉ sẽ thật sự hữu ích khi kiến thức được học được áp dụng trực tiếp vào thực tế để giải quyết vấn đề, thay vì việc chúng ta chỉ học để “pass” môn. “Học” mà không đi đôi với “hành” thì kiến thức đó sẽ bị xóa dần do “tràn bộ nhớ”. Vì vậy, sau 3-5 năm, khi bạn đã có những trải nghiệm đi làm, chứng chỉ sẽ thật sự mang lại lợi ích cho bạn.
Về GPA dựa trên cái nhìn của các nhà tuyển dụng, GPA chỉ được coi như một tiêu chí đánh giá vì nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của các bạn với việc học, với nhiêm vụ chính khi học đại học. Một bạn ghi trong CV của mình là người có tinh thần trách nhiệm nhưng điểm GPA thì không phản ánh được điều đó hoặc ngược lại. Tuy nhiên, GPA chỉ thể hiện ở 1 góc độ nào đó và còn rất nhiều khía cạnh năng lực khác mà nhà tuyển dụng còn mong muốn nhìn thấy ở một ứng viên. Và ngày nay, GPA của các bạn sinh viên Kế – Kiểm tại các trường đại học đều rất cao, bạn có tự tin GPA của mình thực sự gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Vậy tóm lại, là nên chuẩn bị gì?
KLE Mentoring Program luôn nhấn mạnh với học viên của mình rằng: Năng lực một cá nhân được cấu tạo bởi 3 thành tố: Thái độ (70%), Kỹ năng (26%) và Kiến thức (4%). Hãy chắc chắn rằng, bạn có một mindset và cái hiểu đúng về nghề, cơ hội phát triển và yêu cầu của nghề. Đó là Thái độ đúng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu tiên, hãy tập trung cải thiện các kỹ năng mềm, những kỹ năng cần có của một kiểm toán viên và cách tốt nhất để cải thiện đó chính là luyện tập đủ nhiều. Qua mỗi lần làm, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm để tăng khả năng xử lý của mình nếu gặp những vấn đề tương tự. Đó là Kỹ năng. Vậy nên, lời khuyên đối với một bạn tân sinh viên Kế Kiểm đó là: Hãy thực sự nghiêm túc và trang bị thật tốt về mặt Thái độ và Kĩ năng, đồng thời duy trì việc học tập kiến thức ở trên trường.
KLE hy vọng các bạn tân sinh viên sẽ có thể thấy bài đọc này là hữu ích!
Như đã đề cập phía trên, GPA chỉ là một yếu tố để đánh giá ứng viên mà thôi. Chúng ta đang có rất nhiều cơ hội tiếp cận các trang thông tin, có các anh chị đi trước chia sẻ kinh nghiệm. Vì vậy hãy chủ động tìm hiểu thông tin, tìm hiểu xem ngoài kia xã hội cần gì, yêu cầu công việc là gì để mình từng bước hoàn thiện bản thân. Có lẽ các bạn cũng tự thấy rằng việc sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động hoặc đi làm thêm để trau dồi kỹ năng là hoàn toàn có thể, bên cạnh việc học trên trường. Vì trong khung đánh giá năng lực chuẩn quốc tế ASK thì một thí sinh không chỉ cần có kiến thức (Knowledge) mà yếu tố đóng vai trò quyết định chính là Kỹ năng (Skills) và Thái độ (Attitude).
Xem thêm:
Tại sao sinh viên Kế kiểm mơ ước đích đến là Big4
Kinh nghiệm đạt học bổng 4/4 kỳ với GPA 3.99 của cô gái nhỏ nhưng có võ – NEU