Trắc nghiệm tính cách Holland là gì? 6 nhóm người trong mật mã Holland 

Trắc nghiệm Holland (hay còn gọi trắc nghiệm sở thích Holland) được phát triển dựa trên thuyết mật Holland (Holland Codes) của Tiến Tâm học người Mỹ – John L.Holland (1919 – 2008). Mô hình thuyết nghề nghiệp này của ông được đánh giá thuyết thực tế nhất, nền tảng nghiên cứu nhất được nhiều chuyên gia vấn hướng nghiệp sử dụng nhiều nhất, vậy thuyết mật Holland đã đang được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn hướng nghiệpnhiều nước trên thế giới đặc biệt các quốc gia nền giáo dục phát triển nhất như Hà Lan, New Zealand, Thụy Sỹ, Italia, Mỹ …. Ở Việt Nam, công cụ này còn tương đối mới nhưng hiện nay một số trường đại học lớn như RMIT, Văn Lang, … cũng đang đưa vào sử dụng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên 

Tại sao nên làm trắc nghiệm Holland?

Holland lập luận rằng: “Thiên hướng nghề nghiệp chính là sự biểu hiện cá tính của con người”. Vì vậy, hãy làm những gì bạn yêu thích và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc trong cuộc đời của mình. Mật mã Holland được coi là “chiếc chìa khóa” giúp bạn tìm ra công việc phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân, tạo ra một môi trường lý tưởng để bạn phát triển với những người đồng nghiệp cùng chí hướng, và nó cũng là tiền đề nuôi dưỡng tình yêu của bạn với nghề.

 

Với mục tiêu trên, mật mã Holland được xây dựng dựa trên hai phương diện là tính cách con người và môi trường làm việc. Theo John L.Holland, tính cách con người được chia thành 6 nhóm sở thích nghề nghiệp điển hình, phân loại công việc dựa trên 4 tác nhân kích thích khác nhau bao gồm con người, ý tưởng, sự vật và dữ liệu.

 

Mật mã Holland thường được viết tắt là RIASEC, đại diện cho 6 nhóm loại tính cách trong hình lục giác bên dưới

R – Nhóm người kỹ thuật

  • Thích làm với những vật cụ thể, máy móc, dụng cụ, cây cối, con vật hoặc các hoạt động ngoài trời.
  • Sống thực tế, thích làm công việc tay chân hơn ngồi bàn giấy, đôi chân luôn trụ vững dưới mặt đất thay vì mơ đến những vì sao
  • Một số nghề nghiệp phù hợp: thợ làm bánh, đầu bếp, thợ máy của máy bay, kỹ sư, thợ sơn, kỹ sư ô tô, thợ điện, thợ làm kính,…

 

I – Nhóm người nghiên cứu

  • Thích quan sát, tìm tòi, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề.
  • Thích sử dụng những khả năng trừu tượng, thích đào sâu, phát hiện ra chân lý, nguồn gốc của mọi sự vật.
  • Một số nghề nghiệp phù hợp: nhà khảo cổ học, nhà hóa học, nhà vật lí học, nhà địa lý học, nhà sinh vật học, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư phần mềm,….

 

A – Nhóm người nghệ thuật

  • Có khả năng nghệ thuật, sáng tác, trực giác và thích làm việc trong các tình huống không có kế hoạch trước như dùng trí tưởng tượng và sáng tạo.
  • Tuy nhiên, nhóm người này có thể rất tùy hứng, thích làm việc theo cảm tính, dễ bị cảm xúc chi phối, lấn át lý trí và không thích làm việc trong khuôn khổ, gò bó.
  • Một số nghề nghiệp phù hợp: điện ảnh (diễn viên, ca sĩ, vũ công), nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế thời trang, báo chí (phóng viên, bình luận viên, dẫn chương trình, biên tập viên), truyền thông (tổ chức sự kiện, quảng cáo, thiết kế đồ họa), giáo viên dạy Văn,..

 

S – Nhóm người xã hội

  • Thích làm việc cung cấp hoặc làm sáng tỏ thông tin, thích giúp đỡ, huấn luyện, chữa trị hoặc chăm sóc sức khỏe cho người khác, có khả năng về ngôn ngữ.
  • Thích làm việc với con người, với tính cách hướng ngoại, hòa đồng, và thích sự cởi mở
  • Một số nghề nghiệp phù hợp: giảng viên, hướng dẫn viên du lịch, chuyên gia tư vấn (tư vấn tâm lý, tư vấn nghề nghiệp, tư vấn dinh dưỡng), tình nguyện viên, nhà hoạt động xã hội, nhà trị liệu,…

 

E – Nhóm người quản lý

  • Thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lý các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế.
  • Có xu hướng dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đương đầu với thử thách và khó khăn, có nội lực tốt và là những người truyền cảm hứng cho người khác
  • Một số nghề nghiệp phù hợp: chủ doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh (bất động sản, bảo hiểm,…), quản lý khách sạn, quản lý nhân sự, …

 

C – Nhóm người nghiệp vụ

  • Thích làm việc với dữ liệu, con số, có khả năng làm việc văn phòng, thống kê, thực hiện các công việc đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận hoặc làm theo hướng dẫn của người khác.
  • Luôn cẩn trọng, có nguyên tắc, kỷ luật, quy củ và luôn tuân theo trình tự nhất định.
  • Một số nghề nghiệp phù hợp: luật sư, công an hình sự, nghiên cứu viên, thanh tra ngành, giáo viên, kiểm toán viên, kế toán, hành chính tổng hợp, tổ chức cán bộ, …

 

Nguồn: Bản dịch tiếng Việt từ John L. Holland (1973). RIASEC hexagon of The Holland Codes, bởi Phoenix Ho, 2011

 

Trắc nghiệm Holland miễn phí

Hiện tại, Công cụ trắc nghiệm Holland được KLE Mentoring Program xây dựng và cung cấp hoàn toàn miễn phí, giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Bạn là ai?” trên hành trình đi tìm điểm đến nghề nghiệp cho riêng mình. Chỉ cần dành ra 15 phút hoàn thành bài trắc nghiệm, bạn sẽ biết được mình thuộc nhóm nào trong 6 nhóm tính cách. Từ đó, bạn có thể nghiên cứu kỹ lưỡng và cẩn thận về các côQAng việc phù hợp với nhóm tính cách của bản thân trước khi đưa ra quyết định theo đuổi ngành nghề nào trong tương lai.

Một định hướng rõ ràng và chi tiết sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc khi bạn hiểu rõ bản thân muốn gì, cần gì và phải làm gì.   

Click vào đây để làm trắc nghiệm miễn phí!

Kết luận

Trắc nghiệm Holland là một công cụ hữu ích và hỗ trợ đắc lực cho các bạn học sinh, sinh viên và cả những người đã đi làm khám phá sở thích và tính cách của bản thân, làm cơ sở cho việc chọn lựa một nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn.

Reference: