Chương 1: Tổng quan về tập đoàn kinh tế và tổ chức kế toán trong tập đoàn kinh tế

Khái niệm, đặc điểm tập đoàn kinh tế

Khái niệm:

Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 1/1/2010: 

“Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sát nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó với nhau lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tỏ hợp kinh doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ – công ty con” 

Đặc trưng cơ bản: 

  • Có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia
  • Có quy mô lớn về vốn, nhân lực và doanh số hoạt động
  • Có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trò chi phối
  • Cơ cấu tổ chức phức tạp
  • Hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành nghề chủ đạo
  • TĐKT thường được tổ chức, quản lý, hoạt động theo thứ bậc rõ ràng và được điều hành tập trung
  • TĐKT thường có trung tâm NCKH và triển khai công nghệ

Các hình thức đầu tư trong tập đoàn

Công ty mẹ – công ty con 

Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con 

Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một DN khác (gọi là công ty mẹ)

Kiểm soát:  quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế liên quan đến góp vốn nhằm thu được lợi ích từ hoạt động kinh tế đó (VAS 25, 7, 8)

Quyền kiểm soát công ty mẹ được xác định khi công ty mẹ nắm giữ >50% quyền biểu quyết công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp công ty con QUA MỘT CÔNG TY CON KHÁC)

5 TH đặc biệt kể cả công ty mẹ giữ <50% vẫn có quyền kiểm soát:

  • Các nhà ĐT thỏa thuận dành cho công ty mẹ >50% quyền biểu quyết
  • Công ty mẹ có quyền chi phối chính sách TC và HĐ theo quy chế thỏa thuận
  • Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên của HĐQT hoặc các cấp quản lý tương đương
  • Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của HDDQT hoặc các cấp quản lý tương đương
  • Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty con

Liên doanh

Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của một hoạt động kinh tế nhưng không phải là quyền kiểm soát hay quyền đồng kiểm soát đối với những chính sách (VAS 07)

Công ty liên kết: Là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư này

  • Biểu hiện
    • Có đại diện trong HĐQT hoặc các cấp quản lý tương đương của công ty liên kết
    • Có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách 
    • Có các giao dịch quan trọng giữa nhà ĐT với bên nhận ĐT
    • Có sự trao đổi về cán bộ quản lý
    • Có sự cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng

Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế

Đặc điểm

  1. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là tổ hợp của các pháp nhân kinh tế
  2. Công ty mẹ không phải là cấp trên của công ty con mà chỉ là người đầu tu, kiểm soát công ty con và có địa vị pháp lý bình đẳng với công ty con. Việc lập BCTC HN thuộc về trách nhiệm kế toán công ty mẹ nhưng không có nghĩa công ty mẹ thành  phòng kế toán trung tâm của cả TĐ
  3. Trong tập đoàn, TCCTKT ở các ĐV thành viên có thể chịu sự chi phối ảnh hưởng khác nhau bởi quy chế Tài chính và chế độ kế toán đặc thù tương ứng với từng loại hình DN của từng đơn vị thành viên, các thành viên của nó đều thực hiện hạch toán độc lập

Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: 

  • Tổ chức bộ máy kế toán cả công ty mẹ và công ty con
    • Tổ chức thu thập thông tin kế toán trong tập đoàn kinh tế
    • Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán trong TĐKT
    • Tổ chức lập BCTC, phân tích và cung cấp thông tin trong các Tập đoàn kinh tế

 

Đánh giá

Để lại một bình luận

0977 532 090