Chương 2: Kế toán quá trình hợp nhất kinh doanh

Tổng quan

Khái niệm

Theo IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh là giao dịch hoặc sự kiện mà bên mua giành được quyền kiểm soát đối với một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh

Theo VAS11: Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các DN riêng biệt thành 1 đơn vị báo cáo. Kết quả của phàn lớn các TH hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiêu hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua)

Đặc điểm cơ bản

Một đơn vị có được quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản của đơn vị khác

Hình thức thực hiện

  • Một doanh nghiệp mua cổ phiếu của một doanh nghiệp khác
  • Một doanh nghiệp mua tất cả/ một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác
  • Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của doanh nghiệp khác

Việc thanh toán

  • Thanh toán bằng tiền
  • Chuyển giao Tài sản khác
  • Phát hành công cụ vốn
  • Phát hành công cụ nợ
  • Kết hợp các hình thức trên

Các trường hợp hợp nhất kinh doanh

  • Hợp nhất pháp lý: Hai hoặc 1 số công ty cùng loại (công ty bị HN) có thể HN thành 1 công ty mới A + B => C
  • Sát nhập pháp lý: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sát nhập) có thể sát nhập vào một công ty khác A + B => A
  • Hình thành mối quan hệ mẹ – con

Các phương pháp hợp nhất kinh doanh

Có 2 phương pháp:

  • Phương pháp kết hợp lợi ích 
  • Phương pháp mua (Phương pháp này sẽ không được nhắc đến trong bài viết này) 

Phương pháp kết hợp lợi ích

Cơ sở lý luận

Việc doanh nghiệp thôn tính một doanh nghiệp khác (bên bị mua). Trường hợp này này chủ sở hữu đã thay đổi đồng thời quyền kiểm soát với tài sản ròng và HĐ bên bị mua. 

Nội dung phương pháp

Theo phương pháp này, kể từ ngày mua, bên mua cần ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cả kết quả kinh doanh bên bị mua, ghi nhận trên Bảng Cân đối Kế toán hợp nhất các Tài sản, Nợ phải trả, Lợi thế thương mại (nếu có), do vậy:

  • Tài sản thuần bên bị mua: Giá trị hợp lý
  • Phát sinh Lợi thế thương mại
  • Các chi phí liên quan trực tiếp tới giao dịch hợp nhất kinh doanh (Chi phí tư vấn pháp lý, kiểm toán,…)
  • Chi phíu phát sinh sau ngày mua của bên bị mua trên BCTC hợp nhất xác định theo giá trị hợp lý

Kế toán hợp nhất kinh doanh 

Dạng 1: Bút toán hợp nhất sát nhập pháp lý

Bước 1: 

  • Xác định Bên mua, bên bị mua

Bước 2:

  • Xác định Giá trị hợp lý Tài sản thuần bên bị mua
  • Giá phí hợp nhất
    • Không bao gồm chi phí phát hành trái phiếu, cố phiếu nhưng nếu mua cổ phiếu, trái phiếu của bên bị mua thì tính
    • Chi phí liên quan đến hợp nhất: Chuyên gia tư vấn, đánh giá tài sản, thuê kiểm toán ,..
  • Xác định Lợi thế Thương mại = Giá phí hợp nhất – 100% TS thuần GTHL
    • LTTM>0 -> Nợ 242
    • LTTM<0 -> Có 711

Bước 3

  • Định khoản
    • Tài sản cố định: Chú ý ghi giảm TSCĐ, Thu nhập khác
    • Hàng tồn kho: Chú ý ghi Giá vốn hàng bán

Dạng 2: Bút toán hợp nhất mối quan hệ mẹ – con

Bước 1

  • Xác định bên mua, bên bị mua
  • Xác định % tỷ lệ quyền biểu quyết bên mua với bên bị mua (>50%)

Bước 2

  • Tính giá trị hợp lý TS thuần bên bị mua
  • Giá phí hợp nhất rồi tính Lợi thế thương mại

Bước 3

  • Viết bút toán phản ánh giá phí hợp nhất trên sổ kế toán công ty mẹ: Tài khoản 221: Đầu tư vào công ty con
  • Bút toán hợp nhất
    • Điều chỉnh chênh lệch đánh giá lại TS giữa GTHL – GTGS công ty con (TS, NPT), chỉ tiêu BCTC không phải TK
    • Loại trừ GTGT khoản đầu tư vào công ty con, lập bảng tính 
    • Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát

 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

0977 532 090