[FA/F3] Lesson 15: Bank Reconcilations

Nội dung kiến thức

I. Định nghĩa và quy trình đối chiếu ngân hàng

Đối chiếu ngân hàng (Bank reconciliations) là quá trình so sánh các mục trên sổ quỹ tiền mặt (Cash book) của doanh nghiệp với các mục trên bản sao kê ngân hàng (Bank Statement) để xác định và sửa lỗi trong quá trình ghi chép các giao dịch liên quan đến tiền trong tài khoản ngân hàng. 

  • Sổ tiền mặt (Cash book): Là một loại sổ nhật ký, sử dụng để ghi chép các giao dịch tiền và số dư tiền của doanh nghiệp tại một thời điểm. 
  • Bản sao kê tài khoản ngân hàng (Bank statement): Là một bản báo cáo được ngân hàng phát hành vào một ngày cố định trong tháng liệt kê các khoản tiền gửi, các khoản rút tiền, các khoản chi phí chi trả, lãi suất nhận được, phí ngân hàng hoặc các khoản tiền phạt phát sinh trên tài khoản đó. 

NOTE: Trong sổ tiền mặt, doanh nghiệp ghi Nợ cho các tài sản thu vào và ghi Có khi chi ra nhưng trong bản sao kê tài khoản ngân hàng thì bút toán sẽ ngược lại. 

Các bước thực hiện đối chiếu ngân hàng: 

  1. Thu thập các tài liệu cần thiết: 
    • Sổ quỹ tiền mặt 
    • Bản sao kê ngân hàng
    • Các chứng từ gốc liên quan đến các giao dịch tiền mặt
  2. So sánh số dư trên sổ quỹ tiền mặt với số dư trên bảng sao kê ngân hàng. 
  3. Xác định các khoản chênh lệch giữa hai số dư trên sổ quỹ tiền mặt và bảng sao kê ngân hàng. 
  4. Xác định nguyên nhân của các khoản chênh lệch. 
  5. Sửa lỗi trong sổ quỹ tiền mặt hoặc bảng sao kê ngân hàng. 

II. Nguyên nhân chênh lệch giữa sổ quỹ tiền mặt và sao kê ngân hàng

  • Sự khác biệt về thời gian: 

  • Séc nhận được chưa ghi Có (Outstanding lodgments): Séc đã nhận được bởi doanh nghiệp, đưa ra ngân hàng và đã được ghi nợ vào sổ tiền nhưng chưa vào tài khoản ngân hàng và do đó chưa xuất hiện trên sao kê tài khoản.  
  • Séc chưa xuất trình (Unpresented cheque/ outstanding cheque): Séc đã phát hành cho người nhận nhưng chưa đưa ra ngân hàng để được thanh toán, do đó chưa xuất hiện trên sao kê tài khoản. 
  • Séc bị từ chối (Dishonored cheques) 
  • Sai sót của doanh nghiệp khi ghi sổ quỹ tiền mặt: 
  • Lỗi bỏ sót giao dịch (Omissions), như: lệnh thường trực (standing orders), phí ngân hàng (bank charges), lãi suất (interest),… 
  • Sai sót hoán đổi vị trí chữ số (transposition errors) 
  • Sai sót do tính toán (casting errors) 
  • Sai sót của ngân hàng

Để lại một bình luận

0977 532 090