[FA/F3] Lesson 3: The use of double entry and accounting system

Nội dung kiến thức

1. Quy trình ghi sổ giao dịch kinh tế
  • Giao dịch kinh tế phát sinh – Chứng từ (Hóa đơn,…) 
  • Phân loại giao dịch trên các sổ sách ghi nhận ban đầu 
  • Ghi nhận trên sổ cái 
  • Trình bày bảng cân đối thử 
  • Đưa lên BCTC 

2. Các loại chứng từ kế toán thường gặp

Bước 

(Stage) 

Quy trình bán hàng 

(Sale Process) 

Quy trình mua hàng 

(Purchase Process) 

1. Yêu cầu báo giá từ bên mua hàng hóa, dịch vụ,…

(Request) 

Bảng báo giá (Quotation): 

Là một văn bản gửi tới khách hàng nêu rõ giá cố định cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Bảng báo giá được sử dụng khi doanh nghiệp không có bảng giá tiêu chuẩn của sản phẩm.  

Báo giá không thể thay đổi khi khách hàng đã chấp nhận. 

2. Đặt hàng 

(Order) 

Đơn đặt hàng bán (Sales order): 

Là tài liệu nội bộ do bên bán phát hành để mô tả chi tiết yêu cầu của khách hàng trên đơn đặt hàng mua mà khách hàng gửi đến. 

Đơn đặt hàng bán thường được đánh số thứ tự để bên bán có thể theo dõi về tình trạng các đơn hàng đã đặt của khách hàng (tránh lập trùng lặp, bỏ sót hoặc không chính xác,…) 

Đơn đặt hàng mua (Purchase order): 

Là tài liệu thể hiện đề nghị chính thức từ bên mua, nêu chi tiết về hàng hóa, dịch vụ sẽ mua từ bên bán.  

Đơn đặt hàng mua được đánh số thứ tự và thường được lập thành hai liên, trong đó một liên gửi cho bên bán, một liên lưu giữ nội bộ để theo dõi tình trạng của đơn đặt hàng đó. 

3. Chuyển giao hàng hóa (Despatch) 

Phiếu xuất kho (Goods despatched note): 

Phiếu xuất kho là chứng từ liệt kê các hàng hóa mà bên bán xuất bán cho khách hàng. 

Bên bán giữ phiếu xuất kho để xử lý trong trường hợp khách hàng thắc mắc về hàng hóa đã gửi. 

Khách hàng so sánh các hàng hóa trên phiếu xuất kho với các hàng hóa nhận được đảm bảo các mục này đều đúng với đơn đặt hàng. 

Phiếu nhập kho (Goods received note): 

Phiếu xuất kho là chứng từ liệt kê các hàng hóa mà bên mua nhận được từ bên bán, thường do bộ phận kho hoặc bộ phận nhận hàng lập.  

4. Yêu cầu thanh toán  

(Payment Request) 

Hóa đơn bán hàng (Sales invoice):  

Là chứng từ do bên bán phát hành cho bên mua để yêu cầu thanh toán. 

Thông tin trên hóa đơn bán hàng phải trùng khớp với trên đơn đặt hàng bán (Sales order), được bên bán lập dựa trên đơn đặt hàng mua của khách hàng (Purchase order). 

Hóa đơn bán hàng (Sales invoice): 

Khi mua hàng hóa, dịch vụ; bên mua nhận hóa đơn bán hàng (Sales invoice) từ bên bán, sau đó phải đối chiếu thông tin đảm bảo trùng khớp với đơn đặt hàng mua (Purchase order) đã gửi cho bên bán. 

Hóa đơn mua hàng (Purchase invoice):  

Là tài liệu do người mua xuất trình để xác nhận đơn đặt hàng. Nó được tạo ra sau khi đơn đặt hàng được gửi cho bên bán. Nó xác minh tất cả hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp mua và ghi lại số tiền phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ. 

5. Hàng hóa có thể bị trả lại người bán  

(Return goods) 

Phiếu điều chỉnh giảm công nợ hay còn gọi là Hóa đơn âm (Credit note hoặc Negative invoice):  

Là một chứng từ người bán gửi cho người mua thông báo những những khoản liên quan đến việc người mua trả lại hàng hóa hoặc thanh toán thừa. Đây là loại hóa đơn điều chỉnh giảm. 

=> Giảm khoản phải thu khách hàng 

Phiếu điều chỉnh giảm công nợ ít chi tiết hơn hóa đơn bán hàng và có thể được in màu đỏ để phân biệt với hóa đơn ban đầu  

Phiếu yêu cầu điều chỉnh công nợ hay còn gọi là Hóa đơn tăng (Debit note):  

Là một chứng từ người mua gửi cho người bán yêu cầu thanh toán những khoản liên quan đến việc trả lại hàng hóa hoặc thanh toán thừa. Đây là yêu cầu chính thức để nhà cung cấp phát hành Credit Note (chấp nhận nghĩa vụ thanh toán hóa đơn còn thiếu). 

=> Giảm khoản phải trả người bán 

6. Thanh toán (Payment) 

Biên lai (Receipt): 

Là chứng từ xác nhận rằng một khoản thanh toán đã được nhận, thường liên quan đến các giao dịch bán hàng thu tiền mặt, hoặc 

Giấy báo có của ngân hàng (Credit note):  

Là chứng từ xác nhận việc đã nhận được tiền vào tài khoản ngân hàng, liên quan các giao dịch chuyển khoản. 

Phiếu báo thanh toán (Remittance advice):  

Là một tài liệu được gửi đến nhà cung cấp chi tiết các khoản hóa đơn nào được thanh toán hoặc Credit note (Negative invoice) nào được bù trừ.  

Phiếu báo thanh toán cho phép nhà cung cấp cập nhật với khách hàng của họ xem hóa đơn nào được thanh toán, hóa đơn nào còn chưa thanh toán. 

Phiếu báo thanh toán cũng xác nhận khoản tiền nào đang được thanh toán và bất cứ sự chênh lệch nào cũng có thể được xác định dễ dàng để kiểm tra. 

 

3. Các loại sổ sách ghi nhận ban đầu và sổ cái

a. Các loại sổ sách ghi nhận ban đầu

Đây là nơi tóm tắt các tài liệu nguồn và ghi nhận lần đầu các giao dịch phát sinh. 

7 loại sổ sách ghi nhận ban đầu chính trong doanh nghiệp: 

  • Sổ tiền (Cash book – Receipts or Payments) 
  • Sổ bán hàng (Sales day book) 
  • Sổ mua hàng (Purchase day book) 
  • Sổ tiền mặt (Petty cash book) 
  • Sổ hàng hóa bị trả lại (Sale returns book) 
  • Sổ hàng hóa đem trả nhà cung cấp (Purchase returns book)  
  • Sổ nhật kí (Journal book) 
1.1. Sổ tiền (Cash book – Receipts or Payments) 

 

Sổ tiền là sổ sách ban đầu, cũng là sổ nhật ký trực tiếp ghi lại các khoản tiền đã nhận và thanh toán qua tài khoản ngân hàng.  

Số tiền vào tài khoản ngân hàng có thể là tiền nhận được tại cơ sở kinh doanh dưới dạng tiền giấy, tiền xu và séc; sau đó được gửi vào ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản thu và thanh toán (chi) được thực hiện bằng chuyển khoản ngân hàng, lệnh thường trực, ghi nợ trực tiếp và lãi và phí ngân hàng, trực tiếp bởi ngân hàng. 

Sổ tiền có thể là một bản ghi trên giấy hay là một file đánh trên máy tính, ghi nhận lại tất cả các giao dịch này. 

 

1.2. Sổ bán hàng (Sales day book) 

Sổ bán hàng là loại sổ sách ghi nhận ban đầu cho các khoản doanh thu bán chịu (credit sales). Nó được sử dụng để tập hợp các hóa đơn gửi tới khách hàng hàng ngày. 

Hầu hết các phần mềm kế toán đều cho phép nhập hóa đơn bán hàng xong sẽ tự động báo cáo lên sổ bán hàng về những giao dịch đã nhập hóa đơn. 

 

1.3. Sổ mua hàng (Purchase day book) 

Sổ mua hàng là loại sổ sách ghi nhận ban đầu để ghi chép các khoản mua chịu (credit purchases). Các doanh nghiệp ghi chép trong sổ mua hàng danh sách các hóa đơn họ nhận được từ nhà cung cấp.  

Hầu hết các phần mềm kế toán đều cho phép nhập hóa đơn mua hàng xong sẽ tự động báo cáo lên sổ mua hàng về những giao dịch đã nhập hóa đơn. 

 

1.4. Sổ tiền mặt (Petty cash book) 

Sổ tiền mặt sổ tiền ghi chép lại các khoản thanh toán nhỏ lẻ (small payments) 

Quỹ tiền chi vặt (The cash float) cũng có thể là nơi lưu giữ những khoản thu nhỏ không thường xuyên, ví dụ như đồ ăn nhẹ cho nhân viên, tem bưu chính, trả cho người dọn dẹp văn phòng, tiền taxi,…  

Mặc dù số tiền nhỏ nhưng các giao dịch tiền mặt nhỏ vẫn cần phải được ghi lại, nếu không tiền mặt có thể bị lạm dụng cho các chi phí cá nhân hoặc thậm chí bị đánh cắp. 

 

1.5. Sổ hàng hóa bị trả lại (Sale returns book) 

Khi khách hàng trả lại hàng hóa vì một số lý do nào đó, nhà cung cấp phát hành phiếu điều chỉnh giảm công nợ cho khách hàng (raise credit note). 

Sổ hàng hóa bị trả lại là loại sổ sách ghi nhận ban đầu để ghi chép các khoản điều chỉnh này. 

1.6. Sổ hàng hóa đem trả nhà cung cấp (Purchase returns book)   

 

Khi trả lại hàng cho nhà cung cấp, bên mua hàng nhận  

được phiếu điều chỉnh công nợ từ nhà cung cấp (receive credit note). 

Sổ hàng hóa đem trả nhà cung cấp là loại sổ sách ghi nhận ban đầu để ghi chép các khoản này.  

 

1.7. Sổ nhật ký (Journal book) 

Sổ nhật ký dùng để ghi nhận bút toán của các giao dịch mà không được ghi nhận bởi bất kì sổ nào, như: 

  • Điều chỉnh cuối kì 

VD: Bút toán trích khấu hao TSCĐ cho năm nay (Depreciation or Amortization), bút toán ghi nhận các khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa thanh toán (Accruals),… 

  • Chỉnh sửa các lỗi sai 

VD: Bút toán điều chỉnh sai sót trước khi khóa sổ,… 

b. Sổ cái
  • Sổ cái tài khoản (ledger accounts): tổng hợp tất cả các giao dịch riêng lẻ của mỗi tài khoản trong kỳ kế toán. 
  • Sổ cái chung (nominal/general ledger): tổng hợp tất cả các giao dịch tài chính của doanh nghiệp 

Lưu ý phân biệt:  

Receivables account  

Payables account  

Receivables ledger 

Payables ledger  

  • Ghi nhận trong sổ cái chung  
  • Ghi nhận toàn bộ các khoản phải thu, phải trả 

 => Impersonal account 

  • Ghi nhận từng khoản phải thu, phải trả của từng khách hàng, từng nhà cung cấp 

=> Individual account 

 

1. Nguyên tắc của bút toán kép (double entry)

2. Phương trình kế toán

TÀI SẢN  

= 

NỢ PHẢI TRẢ  

+ 

VỐN CHỦ SỞ HỮU 

Trong đó:  

Vốn cuối kỳ  

= 

Vốn đầu kỳ 

 

Vốn góp thêm 

+ 

Lợi nhuận giữ lại  

 

Vốn rút ra  

3. Bút toán kép

Nguyên tắc: Mọi giao dịch đều tạo ra ảnh hưởng kép (dual effect) lên cả hai bên Nợ và Có của các tài khoản kế toán 

T – ACCOUNT  

DEBIT  

 

CREDIT  

 

 

QUY TẮC:  TỔNG GIÁ TRỊ BÊN NỢ (DEBIT) = TỔNG GIÁ TRỊ BÊN CÓ (CREDIT) 

Trong đó nhìn chung thì: 

Bút toán Nợ thể hiện: 

Bút toán Có thể hiện: 

Tăng tài sản 

Giảm tài sản 

Giảm nợ phải trả 

Tăng nợ phải trả 

Tăng chi phí 

Tăng doanh thu 

 

VD: Giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ, ghi: 

DR Cash/ Receivables $550 

CR Sales $500  

CR Sales tax $50 

Để lại một bình luận

0977 532 090