Nội dung kiến thức:
I. Khung pháp lý (Regulatory framework)
Khung pháp lý là hệ thống quy định, tiêu chuẩn và luật pháp điều chỉnh việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Mục đích chính của khung pháp lý là đảm bảo các báo cáo tài chính được lập một cách minh bạch, nhất quán và có thể so sánh.
1. Các yếu tố tác động đến hệ thống kế toán tài chính:

a. Hệ thống luật pháp quốc gia/địa phương (National/local legislation)
- Ở hầu hết các quốc gia, công ty trách nhiệm hữu hạn bắt buộc phải công bố báo cáo tài chính theo luật định.
- Thể thức và nội dung của báo cáo được trình bày trong hệ thống luật pháp của quốc gia đó.
Ví dụ: Tại Việt Nam, kế toán tại các doanh nghiệp tuân thủ theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC.
b. Các khái niệm kế toán và xét đoán cá nhân (Accounting concepts and individual judgement)
- Báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ sở một số fundamental accounting assumptions and conventions.
- Số liệu trên báo cáo tài chính sinh ra từ việc áp dụng xét đoán cá nhân trên các giả định và thông lệ đó.
c. Các chuẩn mực kế toán (Accounting standards)
- Việc áp dụng xét đoán cá nhân sẽ dẫn đến tính chủ quan khi lập báo cáo tài chính.
- Chuẩn mực kế toán ra đời nhằm đảm bảo tính so sánh giữa báo cáo của các doanh nghiệp khác nhau.
d. Các ảnh hưởng khác từ quốc tế (Other international influences)
- Ví dụ, việc công bố thông tin kế toán cũng bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu và ESG (Environmental – Social – Governance).
- Tại Vương quốc Anh, Taskforce on Climate-related Financial Disclosures (TCDF) yêu cầu hầu hết các công ty công bố các rủi ro và cơ hội về biến đổi khí hậu trong quá trình hoạt động.
e. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (Generally accepted accounting principles – GAAP)
Bao gồm luật lệ từ bất kể nguồn nào được đặt ra để quản lý thực hành kế toán trên nhiều hệ thống tư pháp khác nhau.
f. Trình bày hợp lý (Fair presentation)
- Không có một định nghĩa chung về tính trình bày hợp lý.
- Chi tiết về trình bày hợp lý sẽ được đưa ra ở mục 3 dưới đây.
2. Tổ chức lập quy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (The regulatory system)

- Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB)
- IASB là một tổ chức độc lập có vai trò ban hành và thông qua IFRS
- IASB hoạt động dưới sự dám sát của Tổ chức IFRS (IFRS Foundation)
- Hội đồng Cố vấn IFRS (IFRS Advisory Council) là một diễn đàn (forum) để IASB tham vấn với các chuyên gia xây dựng chuẩn mực, các học giả và người dung báo cáo tài chính trên toàn thế giới.
- Ủy ban Hướng dẫn IFRS (IFRS Interpretations Committee) đưa ra các hướng dẫn về việc áp dụng IFRS trong các tình huống thực tiễn, với 2 trách nhiệm chính:
- Rà soát các vấn đề chưa được đề cập đến trong chuẩn mực
- Làm rõ các vấn đề chưa xác đáng hoặc còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nhằm đạt được đồng thuận về phương pháp kế toán.
- Ủy ban Hướng dẫn IFRS (IFRS Interpretations Committee) đưa ra các hướng dẫn về việc áp dụng IFRS trong các tình huống thực tiễn, với 2 trách nhiệm chính:
Môn học FA/F3 sẽ theo khung chuẩn mực IAS/IFRS. (Trước năm 2003, các chuẩn mực được Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành là IASs – Chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ năm 2003, các chuẩn mực mới có tên là IFRSs – Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.)
- Hệ thống Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards – IFRS)
- IFRS/IAS đưa ra các nguyên tắc được chuẩn hóa để trình bày tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty.
- Các chuẩn mực ban hành bởi IASB bao gồm:
- Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS)
- Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS)
- IAS là những chuẩn mực cũ hơn, những chuẩn mực ban hành sau 2001 được gọi là IFRS.
- Khung Khái niệm (Conceptual Framework) tổng hợp các khái niệm sử dụng trong lập và trình bày báo cáo tài chính.
- Lưu ý: Một số IFRS ra đời trước có thể không thống nhất (consistent) với Conceptual Framework.
- Một số IFRS/IAS thông dụng :
IFRS/IAS | Tên tiếng Anh | Tên tiếng Việt |
IAS 1 | Presentation of Financial Statements | Trình bày Báo cáo Tài chính |
IAS 2 | Inventory | Hàng tồn kho |
IAS 10 | Events After Reporting Period | Các sự kiện phát sinh sau kỳ kế toán |
IAS 16 | Property, Plant and Equipment | Bất động sản, Nhà xưởng, Thiết bị |
IAS 23 | Borrowing Costs | Chi phí đi vay |
IAS 32 | Financial Instruments: Presenation | Công cụ tài chính: Trình bày |
IAS 36 | Impairment of Assets |
|
IAS 37 | Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets | Dự phòng, Nợ tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng |
IAS 38 | Intangible Assets | Tài sản vô hình |
IAS 40 | Investment Property | Bất động sản đầu tư |
IAS 41 | Agriculture | Tài sản nông nghiệp |
IFRS 7 | Financial Instruments: Disclosure | Công cụ tài chính: Công bố thông tin |
IFRS 9 | Financial Instruments | Công cụ tài chính |
IFRS 13 | Fair Value Measurement | Đo lường Giá trị hợp lý |
IFRS 15 | Revenue from Contracts with Customers | Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng |
IFRS 16 | Leases | Thuê |
II. Các tính chất của thông tin tài chính (Qualitative characteristics of financial information)

1. Tính chất căn bản (Fundamental qualitative characteristics)
Khung Khái niệm chỉ ra hai tính chất căn bản của thông tin tài chính là: Tính liên quan (relevance) và trình bày trung thực (faithful representation).
a. Tính liên quan
- Thông tin được cho là có tính liên quan khi có thể thay đổi quyết định đưa ra bởi người sử dụng thông tin.
- Thông tin có tính liên quan cần đảm bảo cả hai yếu tố:
- Giá trị dự đoán (predictive value): Dự đoán được kết quả tương lai
- Giá trị xác nhận (confirmative value) : Xác nhận dự đoán quá khứ là hợp lý
- Tính liên quan của thông tin bị ảnh hưởng bởi tính trọng yếu (materiality).
b. Trình bày trung thực
Thông tin trình bày trung thực cần đảm bảo:
- Đầy đủ (Complete): Bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để hiểu các giao dịch và sự kiện được mô tả.
- Trung lập (Neutral): Thông tin không thiên vị, là kết quả của nguyên tắc thận trọng (prudence). Thận trọng là cẩn trọng trong các xét đoán để không đánh giá cao (overstate) tài sản và không đánh giá thấp (understate) nợ phải trả.
- Không chứa lỗi (Free from error): Không có lỗi hay bỏ sót trọng yếu trong mô tả thông tin và quá trình thu thập và trình bày thông tin cũng không chứa sai sót. Thông tin không chứa lỗi không nhất thiết phải chính xác tuyệt đối.
c. Tính chất mở rộng (Enhanced qualitative characteristics)
d. Tính so sánh (Comparability)
- Thông tin có thể sử dụng để so sánh giữa các kì hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau, bằng cách chỉ ra các điểm giống và khác.
- Không nên nhầm lẫn với tính thống nhất (consistency), tức là áp dụng cùng một phương pháp kế toán cho cùng một khoản mục.
- Tính thống nhất là công cụ để đạt được mục tiêu là tính so sánh.
e. Tính xác minh (Verifiability)
- Tính xác minh tức là thông tin có thể được chứng minh là đúng hay không.
- Khung khái niệm cho rằng tính xác minh đạt được khi những người đọc thông tin độc lập và đủ kiến thức đi đến sự đồng thuận về sự trình bày hợp lý của thông tin.
f. Tính kịp thời (timeliness)
- Thông tin cần được cung cấp đủ kịp thời để ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin.
- Về nguyên tắc, thông tin cũ hơn sẽ ít hữu ích hơn thông tin gần đây.
- Tuy nhiên một số thông tin vẫn hữu ích kể cả rất lâu sau kì kế toán, đặc biệt trong trường hợp cần phân tích xu hướng.
g. Tính thông hiểu (Understandability)
- Thông tin cần được phân loại, đặc tính hóa và trình bày rõ ràng và súc tích.
- Để đánh giá thông tin có hiểu được hay không, cần lưu ý báo cáo tài chính được chuẩn bị để những người có tương đối kiến thức về kinh doanh và kinh tế.
III. Các khái niệm kế toán
a. Trình bày hợp lí (Fair representation)
- Trình bày hợp lý là sự trình bày trung thực ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện và tình hình kinh tế dựa theo Khung Khái niệm.
- IAS 1 chi ra các yêu cầu của trình bày hợp lí:
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán
- Phương pháp trình bày để đảm bảo các tính chất căn bản của thông tin tài chính
- Công bố thông tin bổ sung để người đọc hiểu được tác động của một giao dịch cụ thể lên tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Thực thể kinh doanh (Business entity)
Trong kế toán, doanh nghiệp được cho là tách biệt với chủ sở hữu hoặc người quản lí, có thể khác với quy định về luật.
Ví dụ: Người kinh doanh cá thể (sole trader) tư cách pháp nhân trùng với hoạt động kinh doanh của họ.
Tuy nhiên, trong kế toán, các giao dịch kinh doanh sẽ không bao gồm các giao dịch cá nhân của người chủ.
c. Giả định hoạt động liên lục (“Going concern” assumption)
- Giả định hoạt động liên tục cho rằng một thực thể (entity) sẽ tiếp tục hoạt động trong thời gian tương lai có thể dự đoán được (foreseeable future).
- Thời gian tương lai có thể dự đoán được kéo dài ít nhất 12 tháng.
- Tiếp tục hoạt động tức là thực thể sẽ không giải thể (liquidation) hoặc không có ý định thu hẹp quy mô đáng kể (scale down operations in a material way).
- Trong trường hợp không còn giả định hoạt động liên tục, báo cáo tài chính phải tuân theo break-up basis:
- Tài sản sẽ được ghi nhận theo giá trị break-up, bằng giá thu hồi được (net realizable value) khi bị ép bán (forced sale).
- Tất cả tài sản và nợ phải trả đều được ghi nhận là ngắn hạn (current).
d. Cơ sở dồn tích (Accural basis)
- Cơ sở dồn tích yêu cầu các giao dịch được ghi nhận trong kì phát sinh thay vì theo tiền được nhận hoặc trả.
- Ngoài ra, thu nhập phải được ứng với chi phí bỏ ra để tuân theo nguyên tắc phù hợp (matching convention).
Ví dụ: Công ty A mua 100 sản phẩm với giá 10 đồng/sản phẩm. Trong năm X, công ty A bán 80 sản phẩm với giá 15 đồng/sản phẩm và khách hàng sẽ thanh toán vào năm X+1.
Vì vậy, trong năm X, công ty A sẽ ghi nhận:
- Doanh thu = 80*15 = 1200 (đồng)
- Giá vốn hàng bán = 80*19 = 800 (đồng)
- Lợi nhuận từ bán hàng = 1200 – 800 = 400 (đồng)
Như vậy, dù công ty A mua 100 sản phẩm nhưng chi phí chỉ tính trên 80 sản phẩm vì nó trực tiếp sinh ra doanh thu. Công ty A vẫn ghi nhận lợi nhuận trong năm X chứ không đợi đến năm X+1 khi được thanh toán.
e. Tính trọng yếu (Materiality)
- Thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót, sai lệch hoặc mập mờ trong trình bày thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
- Tính trọng yếu được đánh giá trên quy mô (size) hoặc bản chất (nature) của thông tin.
Ví dụ:
- Trọng yếu về quy mô:
Một công ty ghi nhận tài sản cố định với giá trị $2,000,000 và hàng tồn kho với giá trị $30,000. Sai sót với giá trị $20,000 có thể trọng yếu với khoản mục hàng tồn kho (vì chiếm đến 2/3 giá trị) nhưng có thể không trọng yếu với khoản mục tài sản cố định (vì chiếm 1% giá trị).
- Trọng yếu về bản chất:
Một công ty với doanh thu 1000 tỷ đồng và phát hiện sai sót trong ghi nhận tiền lương cho giám đốc là 10 triệu đồng. Dù sai sót này chỉ chiếm 1% doanh thu nhưng vẫn được coi là trọng yếu vì có thể là dấu hiệu cho hành vi gian lận của giám đốc.
f. Bản chất hơn hình thức (Substance over form)
Các thành phần trên báo cáo tài chính được ghi nhận dựa trên bản chất giao dịch thay vì chỉ dựa trên hình thức của nó về luật pháp
Ví dụ: Trong giao dịch thuê tài chính, mặc dù người đi thuê không sở hữu tài sản trên giấy tờ nhưng họ vẫn phải ghi nhận tài sản đó trên báo cáo tài chính và trích khấu hao trong thời gian thuê.
g. Tính thống nhất (Consistency)
Tính thống nhất được đảm bảo khi việc trình bày và phân loại khoản mục trên báo cáo tài chính được giữ nguyên qua các kì kế toán, trừ trường hợp:
- Thay đổi bản chất hoạt động của doanh nghiệp, hoặc có một phương pháp trình bày hợp lí hơn sau soát xét, hoặc
- Yêu cầu bởi IFRS

Đơn vị đào tạo ACCA, Thi tuyển dụng Kiểm toán, tư vấn tài chính Big4, Nonbig và Tiếng Anh giao tiếp, Ielts.
Với đội ngũ giảng viên là 100% ACCA Members cùng kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và tài chính, KLE không chỉ mang đến kiến thức nền tảng vững chắc mà còn giúp học viên phát triển kỹ năng ứng dụng thực tế. Không chỉ là chương trình đào tạo truyền thống, KLE tạo ra một môi trường học tập thực tiễn, nơi mối quan hệ giữa người học và giảng viên không dừng lại ở giảng dạy kiến thức mà còn phát triển sâu hơn thành mối quan hệ Mentee – Mentor.