[FA/F3] Lesson 1: Introduction to Accounting

Nội dung cần nắm bắt:

  • Giới thiệu về kế toán
  • Phân loại kế toán 
  • Các loại hình doanh nghiệp 
  • Đối tượng sử dụng thông tin 
  • Các thành phần của Báo cáo tài chính 
  • Quản trị doanh nghiệp 

1. Giới thiệu về kế toán

Kế toán là sự ghi chép, phân tích và tổng hợp các thông tin tài chính. Các bước kế toán: 

  • Bước 1: Ghi chép (Recording) 

Các giao dịch kinh tế được ghi nhận vào sổ sách ghi nhận ban đầu (books of prime entry) 

  • Bước 2: Phân tích (Analyzing) 

Các giao dịch được đo lường, phân tích và cộng sổ vào các sổ cái tài khoản (ledger accounts) 

  • Bước 3: Tổng hợp (Summarizing) 

Tổng hợp các thông tin trên báo cáo tài chính (Financial statements)

 

2. Phân loại kế toán

Có 2 loại Kế toán: Kế toán tài chính (Financial accounting) và Kế toán quản trị (Management accounting) 

 
TIÊU CHÍKẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Đối tượng sử dụng 

Bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 

Bên trong doanh nghiệp 

Loại thông tin 

Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 

Cung cấp thông tin về quản trị, dự toán, đưa ra các phương án kinh doanh 

Đặc điểm 

Phản ánh thông tin trong quá khứ 

Phản ánh thông tin trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai 

Thước đo thông tin 

Thông tin tài chính 

Bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính 

Tính pháp lý 

Bắt buộc đối với công ty có trách nhiệm hữu hạn 

Không bắt buộc 

Báo cáo 

Tuân thử theo các luật lệ và chuẩn mực kế toán 

Linh hoạt, phụ thuộc vào nhà quản trị 

 

3. Các loại hình doanh nghiệp 

Tuỳ thuộc vào quy định pháp lý ở mỗi quốc gia sẽ có các loại hình doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên thường sẽ có 3 loại hình chính: Công ty tư nhân (Sole traders), Công ty hợp danh (Partnerships), Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Companies)

Tiêu chí 

Công ty tư nhân 

Công ty hợp danh 

Công ty trách nhiệm hữu hạn 

Định nghĩa 

Công ty tư nhân là công ty do một cá nhân làm chủ, điều hành và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp, có thể thuê thêm 1 vài nhân viên. 

Công ty được thành lập dựa trên thỏa thuận giữa các cá nhân để tiến hành kinh doanh mang lại lợi nhuận. 

Công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mang về lợi nhuận. 

Quy mô 

Vừa và nhỏ 

Vừa và nhỏ 

Vừa, nhỏ và lớn 

Số lượng chủ sở hữu 

>=2 

>=2 

Bản chất 

Về phương diện pháp lý và mục đích thuế, Hoạt động kinh doanh và hoạt động của cá nhân là giống nhau. Chủ của Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của doanh nghiệp đó.  

(Unlimited liability) 

Trừ khi là công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP Limited liability partnership), các thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn cho các khoản nợ, ví dụ như trong trường hợp công ty bị kiện. 

(Unlimited liability) 

 

Trách nhiệm hữu hạn có nghĩa là khoản nợ của doanh nghiệp và khoản nợ của cá nhân chủ sở hữu là tách bạch về mặt pháp luật. Các chủ sở hữu không bị kiện tụng cho các khoản của doanh nghiệp trừ phi họ đứng ra bảo lãnh cá nhận cho các khoản nợ đó. 

(Unlimited liability) 

Minh hoạ 

Nếu công ty nợ $50,000 và không thể trả nợ => Chủ sở hữu sẽ bán tài sản của ông ta để trả nợ 

Nếu công ty nợ $50,000 và không thể trả nợ => Chủ sở hữu sẽ bán tài sản của ông ta để trả nợ (trừ trường hợp LLP) 

Nếu công ty nợ $50,000 và không thể trả nợ => Chủ sở hữu sẽ không cần bán tài sản để trả nợ. Công ty có thể sẽ tuyên bố phá sản. 

Sổ sách kế toán 

Vẫn cần phải duy trì các sổ sách kế toán nhưng chỉ với mục đích tính thuế. 

Vẫn cần duy trì các sổ sách kế toán nhưng không cần công bố với công chúng, trừ phí là công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn. 

Cần phải duy trì các sổ sách kế toán để công bố thông tin với công chúng và cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của kế toán, thuế 

Ví dụ 

Tiệm cắt tóc, tiệm tạp hoá 

Công ty luật, công ty dịch vụ kế toán 

Công ty sản xuất giấy 

4. Đối tượng sử dụng thông tin 

Đối tượngMục đích

Nhà quản lý 

Quản trị doanh nghiệp và đưa ra các quyết định kinh doanh 

Cổ đông 

Đưa ra quyết định đầu tư  

Nhà cung cấp và khách hàng 

Đánh giá khả năng trả nợ và khả năng cung cấp nguồn hàng 

Người cho vay 

Đánh giá khả năng trả nợ và lãi vay 

Cơ quan thuế 

Thu thuế 

Người lao động 

Đánh giá thông tin về cơ hội nghề nghiệp, lương, thưởng 

Nhà phân tích tài chính 

Đánh giá thông tin để tư vấn các quyết định cho khách hàng  

Cơ quan chính phủ 

Đánh giá sự phân bổ các nguồn lực vi mô, vĩ mô; thống kê số liệu quốc gia 

Công chúng, cộng đồng 

Đánh giá việc đóng góp vào kinh tế địa phương; vấn đề môi trường,.. 

5. Các thành phần của Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính bao gồm:  

  • Báo cáo tình hình tài chính (Statement of Financial Position) 
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of Profit or Loss/ Income Statement) 
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows) 
  • Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity) 
  • Thuyết minh (Notes to the financial statements) 

a. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo thể hiện số dư của tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm. Nói một cách khác bảng cân đối kế toán minh họa cho giá trị ròng của doanh nghiệp. 

Trong đó: 

  • Tài sản (Asset): là nguồn lực được kiểm soát bởi doanh nghiệp, phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. 
  • Nợ phải trả (Liability): Nghĩa vụ hiện tại của một doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ, mà việc thanh toán được dự kiến sẽ tạo dòng tiền ra của những nguồn lực tạo nên lợi ích kinh tế; Nợ còn là quyền của các chủ nợ yêu cầu lợi ích từ các nguồn lực của công ty. 
  • Vốn chủ sở hữu (Equity): Vốn chủ sở hữu là phần tài sản còn lại sau khi trừ đi các khoản nợ.

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp doanh thu thu được và chi phí phát sinh trong kỳ kế toán. 

Trong đó: 

  • Doanh thu (Revenue): Doanh thu là số tiền trả cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho các hoạt động thông thường của một doanh nghiệp trong một thời kỳ, là dòng thu từ lợi ích kinh tế của công ty trong kỳ. 
  • Chi phí (Expense):hi phí là dòng chi ra của nguồn lực kinh tế hoặc tăng nợ phải trả dẫn đến làm C giảm vốn chủ (không phải do việc phân chia vốn cho các chủ sở hữu); giảm giá trị tải sản ròng liên quan đến việc tạo ra doanh thu. 

c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp dữ liệu về các dòng tiền doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động và từ các nguồn đầu tư bên ngoài. Nó cũng bao gồm các dòng tiền chi trả cho hoạt động kinh doanh và đầu tư trong kỳ kế toán. 

Dòng tiền của doanh nghiệp đến từ: 

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Cash flow from operating activities) 
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (Cash flow from investing activities) 
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính (Cash flow from financing activities) 

d. Báo cáo vốn chủ sở hữu

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trình bày chi tiết thay đổi của vốn chủ sở hữu trong một kỳ kế toán bằng cách trình bày các thay đổi của các nguồn vốn và quỹ hình thành nên vốn chủ sở hữu. 

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp không bắt buộc lập báo cào này. 

d. Thuyết minh Báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo và là một bộ phận trong bộ báo cáo tài chính. Các thuyết minh được trình bày trên nguyên tắc công bố đầy đủ thông tin (các thông tin có ảnh hưởng đến người sử dụng báo cáo tài chính phải được thuyết minh đầy đủ). 

6. Quản trị doanh nghiệp (Governance)

Ban Giám đốc (Directors) là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc chuẩn bị báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể Ban Giám đốc cần đảm bảo: 

  • Báo cáo tài chính cần được lập ra tuân thủ với các quy định, tiêu chuẩn pháp lý liên quan. 
  • Thiết kế kiểm soát nội bộ cần thiết để đảm bảo việc lập báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lận.  
  • Ngăn ngừa và phát hiện gian lận