Nội dung kiến thức
I. Định nghĩa
- Tài sản dài hạn/cố định (non-current asset) là tài sản được sử dụng lâu dài (long-term).
- Tài sản hữu hình (tangible asset) là tài sản có kết cấu vật lý (physical form).
Tài sản cố định hữu hình (tangible non-current asset) có cả hai tính chất trên.
II. Chi phí vốn hóa (Capital expenditure) và Chi phí hoạt động (Revenue expenditure)
| Capital expenditure | Revenue expenditure |
Chi phí |
|
|
Ảnh hưởng đến BCTC | Làm tăng nguyên giá của tài sản trên bảng cân đối kế toán | Làm tăng chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh |
Bút toán kép | Nợ TK Tài sản cố định dài hạn Có TK Tiền/Phải trả | Nợ TK Chi phí Có TK Tiền/Phải trả |
Thu nhập từ vốn (Capital income) và Doanh thu kinh doanh (Revenue income)
| Capital income | Revenue income |
Nguồn từ |
|
|
Ảnh hưởng đến BCTC | Lợi nhuận (hoặc lỗ) từ việc bán tài sản cố định ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh | Ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh |
III. Ghi nhận tài sản cố định theo IAS 16 (Property, Plant, and Equipment)

- Đối với tài sản dài hạn hữu hình, môn Financial Accounting (F3) sẽ tập trung vào Bất động sản, Nhà xưởng, Thiết bị, được quy định bởi IAS 16, Property, Plant, and Equipment.
- Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị là các tài sản hữu hình thỏa mãn:
(1) được sử dụng cho hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, cho thuê hoặc cho quản lý hành chính.
(2) được kì vọng sử dụng trong hơn một kì kế toán.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
- Historical cost (Nguyên giá): Nguyên giá là toàn bộ các khoản tiền và tương đương tiền hoặc giá trị hợp lý của các khoản trả giá để mua tài sản tại thời điểm mua hoặc xây dựng tài sản đó.
- Fair value (Giá trị hợp lí): Giá trị hợp lý là giá trị mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc trả cho khoản chuyển giao nghĩa vụ giữa các bên tham gia tại ngày ghi nhận.
- Carrying amount (Giá trị còn lại): Giá trị của tài sản sau khi trừ đi các khoản khấu hao lũy kế và suy giảm giá trị.
1. Điều kiện ghi nhận
Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị có hai điều kiện ghi nhận:
(1) chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
(2) chi phí (cost) hình thành tài sản có thể đo lường một cách tin cậy
2. Ghi nhận ban đầu
Bất động sản, Nhà xưởng, Thiết bị ban đầu được ghi nhận theo chi phí.
Các chi phí cấu thành bao gồm:

- Chi phí mua (Purchase cost)
bao gồm các khoản thuế không hoàn lại (VD: thuế nhập khẩu)
không bao gồm chiết khấu thanh toán, giảm giá, thuế được hoàn lại (VD: VAT) - Ước tính chi phí tháo dỡ và phục hồi mặt bằng về trạng thái ban đầu (Dismantling cost)
- Các chi phí liên quan trực tiếp (Directly attributable costs) để đưa tài sản vào trạng thái có thể sử dụng
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Chi phí chuẩn bị mặt bằng | Site preparation |
Chi phí vận chuyển ban đầu | Initial delivery and handling cost |
Chi phí lắp đặt, lắp ráp | Installation and assembly |
Chi phí chuyên gia | Professional cost (architects, engineer, lawyers) |
Chi phí chạy thử (không bao gồm tiền nhận từ thành phẩm thử) | Cost of testing (net of proceeds from testing products) |
Chi phí nhân công trực tiếp để mua và lắp đặt | Staff cost arising directly from the construction or acquisition of asset |
📌 Lưu ý : Một số chi phí KHÔNG liên quan trực tiếp => đưa vào chi phí (expense), không tính vào nguyên giá
Ví dụ: chi phí quản lí hành chính, chi phí bảo dưỡng, chi phí đào tạo nhân viên, lỗ trước khi đi vào hoạt động,…
3. Ghi nhận sau thời điểm ban đầu
Bất động sản, Nhà xưởng, Thiết bị có thể được ghi nhận bằng một trong hai phương pháp:
- Mô hình Nguyên giá (Cost model)
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế – Suy giảm giá trị lũy kế
- Mô hình Đánh giá lại (Revaluation model)
Giá trị còn lại = Giá trị đánh giá lại – Khấu hao lũy kế – Suy giảm giá trị lũy kế
Chi phí được vốn hóa: Thêm vào giá trị còn lại của tài sản khi chi phí nâng cấp (improve) tình trạng của tài sản vượt qua khả năng hoạt động ban đầu. Ví dụ:
- Nâng cấp tài sản để kéo dài thời gian sử dụng hữu ích, tăng năng suất
- Nâng cấp chi tiết máy để tăng chất lượng sản phẩm
- Áp dụng quy tình sản xuất mới để tiết kiệm phần lớn chi phí
Lưu ý: Những chi phí đưa tài sản về trạng thái ban đầu như sửa chữa, bảo dưỡng,… sẽ coi như chi phí (expense) để tính kết quả kinh doanh (profit or loss)
Subsequent expenditure | |
Chi phí nâng cấp | Chi phí sửa chữa |
Làm cho tài sản:
=> Làm tăng giá trị còn lại của tài sản trên bảng cân đối | Để duy trì hoặc khôi phục giá trị của tài sản, không làm tăng giá trị tài sản
=> Là chi phí phát sinh trên báo cáo kết quả kinh doanh |
IV. Khấu hao tài sản cố định hữu hình
1. Các thuật ngữ chung :
Khấu hao (Depreciation): Là sự phân bổ có hệ thống (systematic allocation) giá trị có thể khấu hao của tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó.
Giá trị có thể khấu hao (Depreciable amount) = Nguyên giá (Cost) – Giá trị thanh lý có thể thu hồi (Residual value)
Giá trị thanh lý có thể thu hồi (Residual value): Là giá trị thuần mà doanh nghiệp kì vọng có thể nhận được ở cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ đi các chi phí thanh lý.
Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life) : Là một trong hai loại sau:
- Khoảng thời gian ước tính mà tài sản được sử dụng bởi doanh nghiệp
- Số lượng sản phẩm hoặc thành phẩm tương tự ước tính thu được từ tài sản bởi doanh nghiệp
Giá trị còn lại/ghi sổ (Carrying amount): Là giá trị được ghi nhận trên báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp sau khi trừ đi khấu hao lũy kế và suy giảm giá trị lũy kế của tài sản
2. Các phương pháp tính khấu hao
Hai phương pháp chính nằm trong phạm vi môn FA/F3 là:
- Tính khấu hao đường thẳng (Straight line)
- Tính khấu hao số dư giảm dần (Reducing balance)
2.1. Tính khấu hao đường thẳng
Tổng giá trị có thể khấu hao được phân bổ đều qua từng kỳ kế toán trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Khấu hao = | Nguyên giá – Giá trị thanh lý có thể thu hồi |
Thời gian sử dụng hữu ích ước tính |
Ví dụ: Công ty KLE mua 1 chiếc máy sản xuất giá $2,500 với thời gian sử dụng ước tính là 3 năm. Khi đó giá trị thanh lý của nó là $250.
=> Giá trị khấu hao hằng năm = (2,500 – 250)/3 = $750/year
2.2. Tính khấu hao số dư giảm dần
Chi phí khấu hao được tính dựa trên số phần trăm (%) cố định của giá trị còn lại của tài sản ở cuối kỳ kế toán
Khấu hao = Giá trị còn lại cuối kì * Phần trăm khấu hao
Lưu ý:
- Khi có sự mua bán tài sản ở giữa kì kế toán, khấu hao sẽ được tính theo phân bổ thời gian (time-proportioned) và chỉ khấu hao trên khoảng thời gian mà tài sản được sử dụng trong kỳ kế toán.
- Khi có sự thay đổi về thời gian sử dụng hữu ích hoặc phương pháp khấu hao, chi phí khấu hao sau đó sẽ được xác định như sau:
- Bước 1: Tính giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm khấu hao
- Bước 2: Tính khấu hao theo thời gian sử dụng hữu ích còn lại mới hoặc theo phương pháp mới
Ví dụ: Công ty KLE mua 1 chiếc máy sản xuất giá $6,000. Tỉ lệ khấu hao trên giá trị còn lại là 40%.
Giá trị khấu hao năm đầu = 6,000 x 40% = 2,400
Giá trị còn lại = 6,000 – 2,400 = 3,600
Giá trị khấu hao năm 2 = 3,600 x 40% = 2,160
2.3. Hạch toán khấu hao
Khấu hao sẽ được hạch toán đồng thời:
(1) Chi phí khấu hao để tính kết quả kinh doanh
(2) Khấu hao lũy kế để theo dõi trên báo cáo tình hình tài chính
Bút toán:
Dr Depreciation charge
Cr Accumulated depreciation
3. Đánh giá lại tài sản cố định hữu hình
3.1. Nguyên tắc chung
- IAS 16 cho phép doanh nghiệp đánh giá và ghi nhận giá trị tài sản theo giá trị hợp lý (fair value)
- Khi một tài sản được đánh giá lại, các tài sản khác thuộc cùng một phân lớp (class) cũng được đánh giá lại
- Khấu hao sẽ được tính dựa trên giá trị đánh giá lại của tài sản
- Hạch toán đánh giá lại tài sản
Giả sử tài sản được ghi nhận một số giá trị như sau:
C = Nguyên giá của tài sản
AD = Khấu hao lũy kế đến thời điểm đánh giá lại
RVi = Giá trị được đánh giá lại tăng
RVd = Giá trị được đánh giá lại giảm
CA = Giá trị còn lại của tài sản = C – AD
3.2. Đánh giá tăng giá trị tài sản (RV > CA)
RS = Thặng dư đánh giá lại = RVi – CA
Bút toán:
Dr Asset – Cost: RS – AD (*)
Dr Asset – Accumulated depreciation: AD
Cr Revaluation surplus: RS
(*) Giá trị này tính đúng khi: RS – AD = RVi – C
Lưu ý: Khấu hao dư (excess depreciation) là chênh lệch giữa khấu hao theo giá trị đánh giá lại và khấu hao khi không có đánh giá lại.
Doanh nghiệp có thể chuyển từ thặng dư đánh giá lại sang lợi nhuận được giữ lại (retained earnings) phần giá trị bằng khấu hao dư.
Bút toán:
Dr Revaluation surplus
Cr Retained earnings
3.3. Đánh giá giảm tài sản (RV < CA)
RD = Giảm giá trị tài sản = CA – RVd
Được thực hiện sau khi đã đánh giá tăng từ trước. Thặng dư đánh giá lại sẽ được đảo ngược (reversed) và phần giảm vượt quá thặng dư đánh giá lại sẽ được ghi nhận là chi phí (expense)
Bút toán:
Dr Revaluation surplus: RD
Dr Expense (if any): RD – RS
Dr Asset – Accumulated depreciation : AD
Cr Asset – Cost: RD + AD (*)
(*) Giá trị này đúng khi: RD + AD = C – RVd
NOTE:
Tăng giá trị tài sản | Giảm giá trị tài sản |
|
|
Lưu ý: Khi một tài sản được đánh giá lại, các tài sản cùng loại cũng phải được đánh giá lại.
4. Hạch toán giao dịch thông dụng
4.1. Mua tài sản cố định hữu hình
Dr Asset – cost
Cr Cash/Payable
4.2. Thanh lý tài sản cố định hữu hình
Tài khoản Disposal có thể hiểu là tài khoản trung gian để xác định lãi/lỗ khi bán tài sản.
Bước 1: Loại bỏ tài sản cũ
Dr Disposal
Dr Asset – Accumulated depreciation
Cr Asset – Cost
Bước 2: Ghi nhận phần giá trị nhận được (consideration) khi thanh lý tài sản
Dr Cash/Receivable
Cr Disposal
Bước 3: Xác định lãi/lỗ khi thanh lý tài sản
Số dư trên tài khoản disposal là phần lãi/lỗ từ việc bán tài sản
- Nếu dư debit => Lỗ
- Nếu dư credit => Lãi
Về mặt số học:
Lãi/Lỗ = Phần giá trị nhận được (consideration) – Giá trị còn lại (carrying amount)
Ví dụ: Công ty KLE mua 1 chiếc máy sản xuất ngày 1/7/20X1, nguyên giá là $35,000. Họ ước tính giá trị khi thanh lý của chiếc máy là $3,000 với thời gian sử dụng hữu ích là 8 năm. Chiếc máy được bán vào ngày 31/12/20X4 với mức giá $18,600. Để bán được chiếc máy, KLE phải chịu mức chi phí vận chuyển cho người mua là $1,200. Vậy KLE có nhận được lãi từ việc thanh lý này không biết máy sản xuất được khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Giá trị khấu hao lũy kế đến 31/12/20×4 là:
(35,000 - 3,000) x 1/8 x 3.5 = $ 14,000
Giá trị còn lại của chiếc máy tại ngày bán là:
35,000 - 14,000 = $ 21,000
Khoản tiền thu được từ thanh lý là:
18,600 - 21,000 - 1,200 = – 3,600
Như vậy, khi thanh lý chiếc máy sản xuất này KLE phải chịu khoản lỗ $3,600.

Đơn vị đào tạo ACCA, Thi tuyển dụng Kiểm toán, tư vấn tài chính Big4, Nonbig và Tiếng Anh giao tiếp, Ielts.
Với đội ngũ giảng viên là 100% ACCA Members cùng kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và tài chính, KLE không chỉ mang đến kiến thức nền tảng vững chắc mà còn giúp học viên phát triển kỹ năng ứng dụng thực tế. Không chỉ là chương trình đào tạo truyền thống, KLE tạo ra một môi trường học tập thực tiễn, nơi mối quan hệ giữa người học và giảng viên không dừng lại ở giảng dạy kiến thức mà còn phát triển sâu hơn thành mối quan hệ Mentee – Mentor.