Kiểm toán quốc tế – Ngôn ngữ chung của tài chính toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kiểm toán không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia. Các công ty đa quốc gia, tập đoàn niêm yết quốc tế đòi hỏi một hệ thống kiểm toán thống nhất, đáng tin cậyminh bạch toàn cầu. Đó chính là lý do kiểm toán quốc tế ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng điểm qua những điểm nổi bật nhất của lĩnh vực này:  

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International Standards on Auditing) được coi là nền tảng cốt lõi trong việc đảm bảo tính độc lập, khách quan, và đáng tin cậy của các cuộc kiểm toán – đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các vụ việc như Tân Hoàng Minh. 

Vai trò chính: 

  • Hướng dẫn kiểm toán viên cách lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính 
  • Đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện đúng chuẩn mực nghề nghiệp, mang tính toàn cầu và nhất quán 
  • Giảm thiểu rủi ro gian lận và thao túng tài chính 
  • Tăng tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp 

ISA (International Standards on Auditing) là bộ chuẩn mực kiểm toán quốc tế do Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và Đảm bảo Quốc tế (IAASB) ban hành, trực thuộc IFAC.  

Các chuẩn mực ISA định hướng cách thức kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, đảm bảo quy trình kiểm toán diễn ra một cách minh bạch – logic – có cơ sở bằng chứng rõ ràng.  

Một số chuẩn mực ISA cơ bản gồm: 

  • ISA 200: Mục tiêu chung của kiểm toán viên 
  • ISA 315: Nhận diện và đánh giá rủi ro 
  • ISA 500: Bằng chứng kiểm toán 
  • ISA 700: Hình thành ý kiến và báo cáo kiểm toán 

Tại Việt Nam, Bộ Tài chính cũng đã ban hành VSA (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam), nhưng ngày càng có xu hướng tiệm cận ISA để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính theo chuẩn mực toàn cầu. 

>> Xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp dưới góc nhìn Kiểm toán viên

  • IFAC (International Federation of Accountants): Liên đoàn Kế toán quốc tế, tổ chức lớn nhất toàn cầu trong lĩnh vực kế – kiểm. IFAC phát triển các chuẩn mực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thúc đẩy tính minh bạch trong nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trên toàn cầu.  
  • IAASB (International Auditing and Assurance Standards Board): Một trong những ủy ban trực thuộc IFAC, chuyên phát triển và ban hành các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA), chuẩn mực đảm bảo (ISAE), và chuẩn mực kiểm toán nội bộ.  
  • IOSCO, Basel Committee, World Bank,…: Là những tổ chức giám sát và góp phần xây dựng quy định liên quan đến kiểm toán – tài chính quốc tế.  

Các tổ chức này đóng vai trò định hình hệ thống kiểm toán toàn cầu, đảm bảo sự tương thích giữa các quốc gia và nâng cao niềm tin của nhà đầu tư quốc tế.  

Sở hữu chứng chỉ kiểm toán quốc tế là minh chứng cho năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và khả năng hành nghề toàn cầu. Một số chứng chỉ được công nhận rộng rãi: 

ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) 

  • Quốc gia sáng lập: Vương quốc Anh 
  • Phạm vi công nhận: Toàn cầu (trên 180 quốc gia) 
  • Phù hợp với: Sinh viên ngành kế toán – kiểm toán, người muốn hành nghề quốc tế 
  • Nội dung liên quan đến kiểm toán: 
  • F8 (AA): Audit & Assurance 
  • S2 (AAA): Advanced Audit & Assurance 

Điểm mạnh: 

  • Rộng rãi, dễ tiếp cận, được nhiều Big4 và doanh nghiệp FDI ưu tiên tuyển dụng. 

CPA (Certified Public Accountant) 

  • Quốc gia sáng lập: Hoa Kỳ 
  • Cấp bởi: Hội đồng Kiểm toán viên từng bang (do AICPA quản lý nội dung) 
  • Phạm vi công nhận: Mỹ, Canada, Úc và các nước nói tiếng Anh 
  • Nội dung kiểm toán: 
  • Auditing and Attestation (AUD) là 1 trong 4 môn thi bắt buộc. 

Điểm mạnh: 

  • Bắt buộc nếu muốn hành nghề kiểm toán độc lập ở Mỹ. 
  • Rất giá trị với người muốn làm kiểm toán tại công ty Mỹ, hoặc niêm yết SEC 

CIA (Certified Internal Auditor) 

  • Cấp bởi: IIA – The Institute of Internal Auditors (Mỹ) 
  • Phạm vi: Toàn cầu, đặc biệt phổ biến ở các tập đoàn lớn có bộ phận kiểm soát nội bộ 
  • Chuyên sâu về: 
  • Kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, quản trị doanh nghiệp. 

Điểm mạnh 

  • chứng chỉ chuyên biệt duy nhất về kiểm toán nội bộ có giá trị toàn cầu. 
  • Được nhiều ngân hàng, tập đoàn đa quốc gia ưu tiên trong tuyển dụng kiểm toán nội bộ. 

PCAOB Registered Auditor (US) 

  • Cấp bởi: Public Company Accounting Oversight Board (Hoa Kỳ) 
  • Áp dụng cho: Các kiểm toán viên/KTV ký báo cáo kiểm toán của công ty niêm yết tại Mỹ 
  • Yêu cầu: 
  • Phải đăng ký, kiểm tra chất lượng kiểm toán thường xuyên và tuân thủ chuẩn mực PCAOB 

Điểm mạnh: 

  • Bắt buộc để kiểm toán các công ty đại chúng tại Mỹ – cực kỳ uy tín 
  • Được giám sát nghiêm ngặt và là tiêu chuẩn vàng cho chất lượng kiểm toán công khai. 

CA (Chartered Accountant) 

  • Cấp bởi: Các viện kế toán/kiểm toán quốc gia như ICAEW (Anh), CAANZ (Úc), ICAS (Scotland),… 
  • Phạm vi: Tại các nước theo hệ thống kế toán Commonwealth 
  • Nội dung: Bao gồm cả kiểm toán, kế toán, thuế và đạo đức nghề nghiệp 

Điểm mạnh: 

  • CA là danh xưng danh giá trong ngành tài chính – kiểm toán ở Anh, Úc, Canada. 

CISA (Certified Information Systems Auditor) 

  • Cấp bởi: ISACA (Hoa Kỳ) 
  • Chuyên sâu về: Kiểm toán hệ thống thông tin, dữ liệu, bảo mật, CNTT 

Điểm mạnh: 

  • Rất phù hợp trong bối cảnh kiểm toán số, chuyển đổi số 
  • Phù hợp với người làm kiểm toán CNTT tại các Big4 hoặc tập đoàn tài chính lớn. 

>> Có thể bạn quan tâm: Ngành kiểm toán: Học những gì và làm nghề gì?

Cùng với chuyển đổi số, công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ cách thức kiểm toán được thực hiện ở cấp độ toàn cầu:  

  • AI (Trí tuệ nhân tạo): Hỗ trợ phân tích rủi ro, xác định gian lận, đọc và trích xuất dữ liệu từ hàng nghìn tài liệu nhanh chóng.  
  • Big Data: Cho phép kiểm toán trên toàn bộ dữ liệu thay vì chỉ lấy mẫu, giúp tăng độ chính xác và phát hiện bất thường kịp thời.  
  • Blockchain: Đảm bảo tính minh bạch và bất biến của dữ liệu, giảm thiểu rủi ro thao túng số liệu kế toán.  
  • Data analytics: Trở thành kỹ năng bắt buộc của kiểm toán viên hiện đại, giúp phân tích xu hướng, so sánh ngành và ra quyết định kiểm toán hiệu quả hơn.  

iệt Nam hiện nay đã chuyển đổi phần lớn Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) theo định hướng tiệm cận hoặc tương đương ISA. Tuy nhiên, thách thức vẫn tồn tại: 

  • Năng lực kiểm toán viên chưa đồng đều 
  • Áp lực từ khách hàng khiến kiểm toán viên dễ vi phạm đạo đức 
  • Còn thiếu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý 

Chính vì vậy, để hỗ trợ các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán cập nhật kiến thức về chuẩn mực quốc tế và theo đuổi các chứng chỉ quốc tế, KLE Mentoring Program cung cấp các khóa học ACCA – một trong những chứng chỉ quốc tế phổ biến hiện nay. Các bạn tìm hiểu dưới đây nhé! 

FA/F3: Financial Accounting

Financial Accounting (FA/F3) là môn học thuộc cấp độ Kiến thức ứng dụng trong Chương trình ACCA. Môn học này giúp người học trang bị những kiến thức cốt lõi về cách thức xác định, đo lường, ghi nhận, lập và phân tích báo cáo tài chính. Đây được xem là môn học quan trọng nhất với vai trò là nền tảng cho các môn học tiếp sau. 

Môn học FA/Financial Accounting được coi là môn học nhập môn khi bắt đầu theo đuổi ACCA, bởi nó cung cấp kiến thức về các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của Kế toán Tài chính. Bên cạnh đó, môn học này sẽ giúp người học làm quen với tiếng anh chuyên ngành kế toán, bao gồm các thuật ngữ, định nghĩa và cách sử dụng. Đây đều là những kiến thức và kỹ năng vô cùng cần thiết để khởi đầu lộ trình sự nghiệp trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán của bạn. 

FA/F3 tuy là một môn học căn bản nhưng vì khối lượng kiến thức khá lớn nên nếu không có một lộ trình học chi tiết để không cảm thấy bỡ ngỡ. Khóa học FA/F3 tại KLE sẽ giúp cho bạn nắm được những phần kiến thức trọng tâm, áp dụng vào những case thực tế và kế hoạch ôn luyện kiến thức. 

Hình ảnh học viên KLE

FR/F7: Financial Reporting

Financial Reporting (FR/F7) – là môn học thuộc cấp độ Kỹ năng ứng dụng liên quan đến phần kiến thức về Kế toán tài chính trong chương trình học của ACCA. FR/F7 có thể coi là môn học mở rộng của FA/F3 – Financial Accounting và là nền tảng cho môn SBR/P2 – Strategic Business Reporting.  

Sau khi hoàn thành khóa FR/F7 ACCA, mentees có thể ứng dụng kiến thức để thi môn Financial Reporting để tiếp tục chặng đường chinh phục chứng chỉ ACCA. Đối với các bạn sinh viên, kiến thức từ khóa học F7 là hành trang giúp các bạn thành công tại các cuộc thi chuyên môn Kế toán – Kiểm toán và xa hơn là tham gia các Kì tuyển dụng Thực tập sinh Kiểm toán tại các công ty kiểm toán lớn. Ngoài ra, một trong những điểm khác biệt nổi bật của khóa F7/FR tại KLE đó chính là Phương pháp học tập Chủ động kết hợp mô hình đảo ngược. Phương pháp này sẽ giúp cho học viên chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức và tăng khả năng phản biện, lý luận với các Case Study được đề cập trong phạm vi môn học. Học viên sẽ không chỉ học đơn thuần về kiến thức mà còn trau dồi các kĩ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện,…. Mục đích cuối cùng là hướng học viên luyện tập để trở thành một trợ lý kiểm toán thực thụ sau khi đi làm thực tế.  

AA/F8: Audit & Assurance

Audit & Assurance (AA/F8) giúp cho người học phát triển kiến thức và hiểu biết về quá trình thực hiện dịch vụ đảm bảo và việc áp dụng nó cùng với các khuôn khổ quy định chuyên nghiệp. Đây là môn học thuộc cấp độ Kiến thức ứng dụng trong Chương trình ACCA, được xem là môn học nền tảng vô cùng cần thiết để học lên môn SBR –Báo cáo chiến lược doanh nghiệp và môn AAA – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao thuộc cấp độ Chuyên môn chiến lược.  

Môn học AA/F8 còn xuất hiện nhiều trong đề thi tuyển dụng vào các công ty Big4 với vị trí Intern (chiếm 20-30%). Vì vậy, đây là môn học “vô cùng cần thiết” đối với các bạn sinh viên không chỉ mục đích chinh phục chứng chỉ ACCA mà còn cả thi tuyển dụng. 

Đầu tiên, môn AA/F8 ACCA là một môn học khó, với tỷ lệ đỗ thấp nhất trong các môn thi F trong những năm gần đây (theo thống kê của ACCA). Do đó, việc tự học môn này là tương đối thách thức bởi khối lượng kiến thức nhiều và khá trừu tượng. Để có thể hiểu rõ các vấn đề, người học cần có những trải nghiệm với các case study thực tế thì mới có thể có một cái nhìn rõ nét về mảng kiến thức này. Vì vậy, để rút ngắn thời gian, bạn nên học từ những người đã có kinh nghiệm trong nghề và có khả năng hướng dẫn giải đáp câu hỏi của bạn. Bên cạnh đó, bạn phải chủ động tìm hiểu, tiếp cận với các tài liệu uy tín và kế hoạch học tập hợp lý. Khóa học của KLE sẽ giúp bạn cả 2 khía cạnh này. 

Hình ảnh học viên

TX/F6: Taxation 

Taxation (TX/F6) – là môn học về Thuế ở cấp độ Kỹ năng ứng dụng của chương trình ACCA. Với đặc thù mỗi quốc gia, luật thuế được áp dụng ở các nước không giống nhau. TX/F6 ACCA là môn học được cập nhật chương trình trên nhiều quốc gia để phù hợp với học viên trên thế giới. 

Ở Việt Nam, khi học môn học TX/F6, học viên sẽ được học các kiến thức liên quan về thuế và thực tiễn ở Việt Nam mà không phải học thêm khóa chuyển đổi nào hết. Bên cạnh đó, lý thuyết của môn học sẽ dựa vào các Nghị định, Thông tư, Văn bản hợp nhất…Vì vậy, đây sẽ là một môn học dễ khiến các bạn học viên thấy “nản” trong quá trình học. 

Theo thống kê cho thấy, phần lớn các Kiểm toán viên ở Big4 đã pass cả 14 môn ACCA và là ACCA member. Trong đó, môn TX/F6 là một bước nhảy quan trọng, đưa học viên tiến gần hơn với việc trở thành hội viên ACCA. Vì vậy, học viên nên bổ sung kiến thức về mảng Thuế để tăng cơ hội cho bản thân. 

Ngoài việc trở thành ACCA member, môn Taxation (TX/F6) còn là một môn học thực tế và hữu ích. Việc hiểu rõ các sắc thuế sẽ giúp học viên áp dụng một cách linh hoạt và chính xác vào công việc thực tế cũng như các hoạt động quản lý cá nhân, quản lý doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành môn học, học viên sẽ hoàn toàn tự tin để apply vào các công việc như Kiểm toán Thuế, Tư vấn Thuế, Kế toán thuế,… 

———

KLE Mentoring Program
Cơ sở 1: Số 9, ngõ Chùa Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 3, phố Thọ Tháp, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 097 7532090
Email: info@kle.edu.vn
Website: https://kle.edu.vn/

Để lại một bình luận

0977 532 090