Một kiểm toán viên không có đạo đức thì dù giỏi chuyên môn đến mấy cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đúng như vậy, trách nhiệm đạo đức là một cam kết thầm lặng nhưng mạnh mẽ của kiểm toán viên đối với cộng đồng. Đạo đức nghề nghiệp như là một nền tàng để giữ vững lòng tin của xã hội và đồng thời là giá trị mà người kiểm toán viên mang theo cả đời
5 Nguyên tắc cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên
(Theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế)
- Tính chính trực (Integrity): Kiểm toán viên phải trung thực và thẳng thắn trong tất cả các mối quan hệ nghề nghiệp và kinh doanh
- Tính khách quan (Objectivity): Không được để thiên kiến, xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng của người khác làm sai lệch phán đoán nghề nghiệp.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng (Professional Competence and Due Care): Luôn cải thiện trình độ chuyên môn, hoài nghi nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực
- Tính bảo mật (Confidentiality): Không được tiết lộ thông tin thu được trong quá trình làm việc nếu không được phép, trừ khi có nghĩa vụ pháp lý.
- Tư cách nghề nghiệp (Professional Behavior): Hành xử phù hợp với danh dự nghề nghiệp, không được thực hiện hành vi làm mất uy tín ngành kiểm toán.

>> Kiểm toán là gì? Những điều cần biết về nghề kiểm toán chi tiết TẠI ĐÂY
Vai trò của đạo đức kiểm toán:
- Tạo dựng, bảo vệ lợi ích và duy trì niềm tin công chúng (nhà đầu tư, cổ đông, nhà nước…): Nếu KTV không có đạo đức nghề nghiệp, họ có thể bỏ qua các sai sót trọng yếu, hợp thức hóa báo cáo “đẹp” và làm lợi cho các bên có ý đồ bất chính
- Nâng cao uy tín và sự tin cậy của nghề kiểm toán: Khi thực hiện đúng theo đạo đức nghề nghiệp, người KTV đó sẽ nhận được sự tôn trọng của những người trong nghề, sự tin tưởng của khách hàng và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vấn đề pháp lý,….
- Bảo vệ tính khách quan và công bằng
- Góp phần ngăn ngừa gian lận, sai phạm tài chính, giữ vững sự minh bạch của nền kinh tế: Nghề kiểm toán không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp, mà còn cho cả thị trường và nền kinh tế quốc dân. Đạo đức nghề nghiệp góp phần phát hiện gian lận và ngăn ngừa khủng hoảng tài chính do thông tin sai lệch.
- Ví dụ: Các khủng hoảng tài chính lớn trên thế giới (Enron, Lehman Brothers…) đều có sự thiếu đạo đức từ kiểm toán viên trong quá trình xử lý thông tin tài chính)
Vụ án Tân Hoàng Minh và vấn đề vi phạm đạo đức ngành Kiểm toán.
Bối cảnh vụ việc
Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các công ty con (Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông) muốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn, nhưng báo cáo tài chính thực tế không đủ điều kiện phát hành do tình hình tài chính yếu kém, thua lỗ hoặc không đáp ứng các tiêu chí pháp lý
Để hợp thức hóa hồ sơ, Tân Hoàng Minh đã “đi đêm” với hai công ty kiểm toán độc lập:
- Công ty Kiểm toán Nam Việt (chi nhánh phía Bắc)
- Công ty CPA Hà Nội
Hành vi vi phạm của các công ty kiểm toán
Làm sai lệch báo cáo kiểm toán
Các kiểm toán viên đã không thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán theo chuẩn mực Việt Nam: nhiều khoản mục quan trọng không được kiểm tra, thiếu bằng chứng kiểm toán nhưng vẫn ký báo cáo kiểm toán với ý kiến “chấp nhận toàn phần” cho các báo cáo tài chính của các công ty con Tân Hoàng Minh
Một số kiểm toán viên còn giả mạo chữ ký của đồng nghiệp trên báo cáo kiểm toán để hợp thức hóa hồ sơ
Hợp thức hóa báo cáo tài chính gian dối
- Các kiểm toán viên đã chấp nhận các bút toán ghi nhận doanh thu khống, điều chỉnh số liệu để biến báo cáo tài chính từ lỗ thành lãi, giúp các công ty con của Tân Hoàng Minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
- Báo cáo kiểm toán “đẹp” này được sử dụng làm điều kiện pháp lý để phát hành 9 đợt trái phiếu riêng lẻ, huy động gần 14.000 tỷ đồng từ hơn 6.000 nhà đầu tư.
>> Tìm hiểu thêm: Gian lận báo cáo tài chính: Hiểu rõ – Nhận diện – Ngăn chặn
Vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
- Thiếu trung thực, khách quan: Biết rõ báo cáo tài chính không phản ánh đúng thực trạng nhưng vẫn ký xác nhận.
- Không tuân thủ chuẩn mực kiểm toán: Không kiểm tra, đối chiếu với tài liệu gốc, không thu thập đủ bằng chứng kiểm toán.
- Thiếu trách nhiệm nghề nghiệp: Làm việc theo “đặt hàng” của khách hàng, không thực hiện đúng vai trò độc lập của kiểm toán viên
Hậu quả và xử lý
- Tân Hoàng Minh đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng của 6.630 nhà đầu tư nhờ các báo cáo kiểm toán gian dối này
- Các kiểm toán viên và lãnh đạo công ty kiểm toán bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Bùi Thị Ngọc Lân (Giám đốc Kiểm toán Nam Việt): 24 tháng tù
- Lê Văn Dò (Tổng giám đốc CPA Hà Nội), Phan Anh Hùng (Phó giám đốc CPA Hà Nội), Nguyễn Thị Hải (Phó Tổng giám đốc CPA Hà Nội): 18-24 tháng tù cho hưởng án treo
- Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các cá nhân liên quan bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ tịch Đỗ Anh Dũng bị phạt 8 năm tù
- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị đình trệ, niềm tin nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng
Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán bị vi phạm trong vụ Tân Hoàng Minh
*Tính độc lập và khách quan
- Vi phạm: Kiểm toán viên đã không giữ được sự độc lập, khách quan khi thực hiện kiểm toán cho các công ty con của Tân Hoàng Minh. Họ “gật đầu” thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng, đưa ra ý kiến “chấp nhận toàn phần” dù biết báo cáo tài chính không đúng thực tế, nhằm phục vụ mục đích phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
- Chuẩn mực liên quan: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên Việt Nam và chuẩn mực quốc tế (IESBA Code) đều yêu cầu kiểm toán viên phải độc lập về tư tưởng và hình thức, không để bị chi phối bởi lợi ích khách hàng.
*Tính liêm chính và trung thực
- Vi phạm: Kiểm toán viên đã ký báo cáo kiểm toán khi chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, không kiểm tra hoặc thiếu bằng chứng kiểm toán, thậm chí có trường hợp giả mạo chữ ký kiểm toán viên. Họ biết rõ báo cáo tài chính đã bị chỉnh sửa, làm đẹp số liệu nhưng vẫn xác nhận “chấp nhận toàn phần”.
*Năng lực chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp
- Vi phạm: Kiểm toán viên đã không thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán theo quy định, không thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, không trao đổi với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán, không kiểm tra các khoản mục trọng yếu. Một số kiểm toán viên còn khai nhận “chủ quan, dễ dãi” hoặc “làm theo chỉ đạo” mà không thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp.
*Trách nhiệm nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật
- Vi phạm: Kiểm toán viên đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập, tiếp tay cho doanh nghiệp lập hồ sơ gian dối, hợp thức hóa điều kiện phát hành trái phiếu, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư và thị trường tài chính
*Bảo mật và sử dụng thông tin đúng mục đích
- Vi phạm: Một số kiểm toán viên đã không kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng báo cáo kiểm toán, để doanh nghiệp sử dụng vào mục đích lừa đảo, phát hành trái phiếu gian dối
Vụ Tân Hoàng Minh là lời cảnh tỉnh sâu sắc về sự buông lỏng kiểm soát trong thị trường tài chính và những vấn đề đạo đức nghiêm trọng trong ngành kiểm toán. Việc chấn chỉnh, nâng cao tính liêm chính và minh bạch của ngành kiểm toán là yếu tố then chốt để phục hồi niềm tin của nhà đầu tư và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường vốn.
>> Xem thêm: Tổng hợp các vụ bê bối chấn động trong giới tài chính

Đơn vị đào tạo ACCA, Thi tuyển dụng Kiểm toán, tư vấn tài chính Big4, Nonbig và Tiếng Anh giao tiếp, Ielts.
Với đội ngũ giảng viên là 100% ACCA Members cùng kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và tài chính, KLE không chỉ mang đến kiến thức nền tảng vững chắc mà còn giúp học viên phát triển kỹ năng ứng dụng thực tế. Không chỉ là chương trình đào tạo truyền thống, KLE tạo ra một môi trường học tập thực tiễn, nơi mối quan hệ giữa người học và giảng viên không dừng lại ở giảng dạy kiến thức mà còn phát triển sâu hơn thành mối quan hệ Mentee – Mentor.