Bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán là tất cả các thông tin mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán để đưa ra cơ sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán của mình. Bằng chứng này được sử dụng để xác minh tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán. Dưới góc nhìn chuyên môn, bằng chứng kiểm toán được hiểu như sau:  

Theo Chuẩn mực Kiểm toán VSA 500Bằng chứng kiểm toán:  

Bằng chứng Kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. 

 Ví dụ: Giấy tờ làm việc của KTV, thư xác nhận từ bên thứ 3,… 

Bằng chứng kiểm toán thường sẽ được xem xét trên 2 khía cạnh: 

Tính Đầy đủ (Sufficient):  

  • Thể hiện qua số lượng bằng chứng mà KTV thu thập được. 
  • Phụ thuộc vào đánh giá của KTV đối với rủi ro có sai sót (rủi ro được đánh giá ở mức độ càng cao thì cần càng nhiều bằng chứng kiểm toán) và chất lượng của bằng chứng kiểm toán (chất lượng mỗi bằng chứng kiểm toán càng cao thì cần càng ít bằng chứng kiểm toán). 

Tính Thích hợp (Appropriate):  

  • Phản ánh chất lượng và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. 
  • Độ tin cậy phụ thuộc vào nguồn gốc, nội dung của bằng chứng kiểm toán và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng đó. 

* Đối với nguồn gốc của bằng chứng:  

Nguồn thông tin Mức độ tin cậy  
Thu thập bởi KTV  (auditor)  Có độ tin cậy cao nhất do thu thập trực tiếp bởi KTV 
Thu thập từ đối tượng bên ngoài (external) Bằng chứng thu thập từ các bên thứ ba độc lập thì đáng tin cậy hơn khi thu thập từ ghi chép của khách hàng bởi đó là một nguồn độc lập 
Thu thập từ khách hàng  (internal) Bằng chứng thu thập từ ghi chép của khách hàng sẽ đáng tin cậy hơn nếu hệ thống kiểm soát liên quan đến ghi chép đó hoạt động hiệu quả 
Bằng chứng bằng văn bản (written) Bằng chứng ở dạng văn bản sẽ đáng tin cậy hơn bằng chứng dạng lời nói 
Bằng chứng gốc (Originals) Bằng chứng bản gốc sẽ đáng tin cậy hơn bản copy hoặc fax 

Lưu ý: 

  • Nếu bằng chứng có độ tin cậy cao thì có thể cần ít bằng chứng hơn. Điều này không đúng nếu ngược lại, nếu có số lượng lớn bằng chứng có chất lượng thấp thì chất lượng của bằng chứng vẫn được coi là thấp. 
  • Nếu bằng chứng kiểm toán từ các nguồn khác nhau không nhất quan, KTV phải sử dụng sự hoài nghi nghề nghiệp và thực hiện các thủ tục thay thế khác. 

>> Tìm hiểu thêm:
Cơ sở dẫn liệu trong Kiểm toán, ý nghĩa và phân loại
Các loại thư xác nhận trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trong quá trình kiểm toán, việc thu thập bằng chứng kiểm toán có thể gặp nhiều khó khăn do các yếu tố khách quan và chủ quan. Dưới đây là các khó khăn phổ biến mà kiểm toán viên thường gặp 

Hạn chế về quyền tiếp cận thông tin 

  • Doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ tài liệu: có thể do thiếu thiện chí, lo ngại bị phát hiện sai sót hoặc đơn giản là hệ thống lưu trữ yếu kém. 
  • Từ chối xác nhận từ bên thứ ba: ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp có thể không phản hồi hoặc trả lời chậm. 
  • Bị giới hạn bởi hợp đồng kiểm toán: một số điều khoản giới hạn phạm vi kiểm toán. 

Bằng chứng không đáng tin cậy hoặc không đầy đủ 

  • Hồ sơ kế toán không đầy đủ, sai sót: đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập hoặc thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ. 
  • Không có bằng chứng bên ngoài hỗ trợ: ví dụ khi khách hàng không phản hồi xác nhận số dư. 

 Hạn chế về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm 

  • Kiểm toán viên mới vào nghề có thể không nhận biết đâu là bằng chứng đáng tin cậy, hoặc đánh giá sai trọng yếu. 
  • Khó khăn trong đánh giá bằng chứng phức tạp, như các ước tính kế toán, định giá tài sản, tổn thất, dự phòng… 

Áp lực về thời gian và chi phí 

  • Hạn chót phát hành báo cáo gần kề khiến việc thu thập bằng chứng dễ bị vội vàng. 
  • Ngân sách kiểm toán hạn chế → khó triển khai đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết, đặc biệt là kiểm tra thực địa hoặc xác nhận độc lập. 

Khó khăn do yếu tố môi trường hoặc bên ngoài 

  • Kiểm toán tại nhiều địa điểm hoặc chi nhánh → khó kiểm soát và thu thập bằng chứng đầy đủ. 
  • Rào cản ngôn ngữ, văn hóa khi kiểm toán công ty đa quốc gia. 
  • Rủi ro từ công nghệ thông tin: hệ thống phần mềm kế toán phức tạp, khó truy xuất hoặc có thể bị can thiệp. 

Khó khăn đặt ra với các bạn sinh viên ngày nay đó là không có nhiều kinh nghiệm làm việc, thiếu trải nghiệm trực tiếp đối với các chứng từ trong thực tế.Vì vậy, các khóa học tại KLE sẽ là giải pháp, giúp bạn hiểu rõ về quy trình, nghiệp vụ và công việc của một bạn trợ lý kiêm toán.  

Khóa học “Học làm trợ lý kiểm toán” sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm vững kỹ năng, làm quen với công việc thực tế và tự tin bước vào mùa bận 

Khóa học sẽ giúp bạn: 

  • Hiểu rõ quy trình lên Working Paper thực tế 
  • Hướng dẫn từng bước cách lập Working paper từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn hiểu rõ bản chất thay vì làm theo mẫu 
  • Các sản phẩm sẽ được review cá nhân hóa mô phỏng môi trường làm việc đến khi bạn có thể thực hiện 1 cách hoàn chỉnh và đạt yêu cầu 
  • Bám sát công việc thực tế của trợ lý kiểm toán 
  • Mô phỏng các tình huống sẽ gặp khi đi làm tại các công ty Kiểm toán 
  • Thực hành các phần hành Kiểm toán quan trọng 
  • Nâng cao kỹ năng Excel – Công cụ không thể thiếu của Kiểm toán viên 
  • Học và thực hành các hàm, phím tắt, công thức cần thiết, làm việc chuyên nghiệp 
  • Làm chủ kỹ năng xử lý dữ liệu trên Excel để nâng cao năng suất làm việc 

Ngoài ra, các bạn học viên cũng sẽ được học tập thông qua các Case Study thực tế. Mô phỏng chính xác thực tế công việc kiểm toán dưới sự dẫn dắt bởi đội ngủ Mentors dày dặn kinh nghiệm, với profile “siêu chất lượng” bước ra từ các công ty Kiểm toán Big4.  

Vị trí trợ lý kiểm toán tuy là cấp độ khởi đầu, nhưng lại là nền tảng cực kỳ quan trọng để bạn hiểu rõ quy trình kiểm toán thực tế, cách tổ chức và lưu trữ bằng chứng kiểm toán, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của nhiều loại hình doanh nghiệp. Qua từng phần hành, từng lần trao đổi với khách hàng hay thực hiện working papers, bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm quý giá, trau dồi tư duy kiểm toán và rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. 

Mục tiêu lớn nhất khi làm trợ lý kiểm toán không chỉ là hoàn thành tốt công việc được giao, mà còn là học hỏi càng nhiều càng tốt – về quy trình kiểm toán, về các lĩnh vực kinh doanh đa dạng của khách hàng, và cả về cách làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường chuyên nghiệp. Đây chính là bước đệm vững chắc để bạn phát triển sự nghiệp lâu dài trong ngành kiểm toán – kế toán. 

———

KLE Mentoring Program
Cơ sở 1: Số 9, ngõ Chùa Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 3, phố Thọ Tháp, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 097 7532090
Email: info@kle.edu.vn
Website: https://kle.edu.vn/

Để lại một bình luận

0977 532 090