Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán

Theo VSA 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, cơ sở dẫn liệu được hiểu là:   

Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra 

Cơ sở dẫn liệu được coi là cơ sở để kiểm toán viên thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng phù hợp và đầy đủ. 

Hướng dẫn kiểm toán viên xác định mục tiêu kiểm toán 

  • Mỗi khoản mục trong báo cáo tài chính đều hàm chứa nhiều rủi ro sai sót trọng yếu khác nhau (ghi sai kỳ, khai khống, bỏ sót…). 
  • Việc sử dụng cơ sở dẫn liệu giúp kiểm toán viên: 
  • Biết cần kiểm tra điều gì (hiện hữu, định giá, đầy đủ, v.v.) 
  • Từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp và hiệu quả 
  •  Ví dụ: Khi kiểm tra doanh thu, cần tập trung vào cơ sở tính hiện hữu và ghi nhận đúng kỳ (cut-off) – tránh ghi nhận doanh thu ảo hoặc sai thời điểm. 

 Giúp phát hiện và phòng ngừa sai sót hoặc gian lận 

  • Cơ sở dẫn liệu phân loại các rủi ro có thể phát sinh từ từng khoản mục. 
  • Kiểm toán viên đối chiếu thực tế với từng cơ sở dẫn liệu để: 
  • Phát hiện sai sót vô tình (do nhầm lẫn) 
  • Hoặc gian lận cố ý (che giấu lỗ, ghi nhận ảo) 
  • Ví dụ: Kiểm tra hàng tồn kho dựa vào cơ sở quyền sở hữu, tính hiện hữu và định giá sẽ giúp phát hiện hàng tồn kho ghi khống hoặc đã hỏng nhưng chưa trích lập dự phòng. 

Cung cấp cơ sở để đánh giá bằng chứng kiểm toán 

  • Cơ sở dẫn liệu đóng vai trò như “bản đồ” chỉ ra: 
  • Bằng chứng nào cần thu thập, 
  • Mức độ phù hợp của từng loại bằng chứng (nội bộ, bên ngoài…) 
  • Ví dụ: Để kiểm tra cơ sở tính hiện hữu của khoản phải thu, thư xác nhận từ khách hàng là bằng chứng kiểm toán mạnh mẽ. 

Gắn liền với quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán 

  • Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu tại từng khoản mục và từng cơ sở dẫn liệu. 
  • Điều này giúp phân bổ nguồn lực hợp lý, tập trung kiểm toán vào những nơi rủi ro cao. 

Cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán đáng tin cậy 

  • Cuối cùng, báo cáo kiểm toán là ý kiến về việc báo cáo tài chính có phản ánh trung thực và hợp lý không 
  • Để đưa ra ý kiến đó, kiểm toán viên phải kiểm tra từng cơ sở dẫn liệu của các khoản mục → từ đó đưa ra kết luận toàn bộ 

Trong kiểm toán tài chính, tùy thuộc vào các phương pháp thu thập bằng chứng khác nhau (phương pháp tuân thủ và phương pháp cơ bản) sẽ có nhóm CSDL khác nhau.  

  • Phương pháp tuân thủ (Thường đối với kiểm toán hoạt động)  

Nhóm các CSDL sau:  

CSDL Giải thích 
Sự hiện diện Quy chế kiểm soát có tồn tại 
Tính liên tục Các quy chế kiểm toán hoạt động liên tục trong kỳ của báo cáo tài chính đã lập  
Tính hiện hữu Quy chế kiểm soát đang hoạt động có hiệu lực  

>> Phân biệt Kiểm toán tài chính, Kiểm toán hoạt động và Kiểm toán tuân thủ, chi tiết TẠI ĐÂY

  • Phương pháp cơ bản

Khi tiếp cận CSDL theo các khoản mục trên báo cáo tài chính sẽ được phân loại như sau:  

Các CSDL đối với các nhóm giao dịch và sự kiện đã xảy ra và liên quan đến đơn vị (thường áp dụng với các thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) 

CSDL Giải thích  
Sự hiện diện (Occurrence)  Nhằm khẳng định các giao dịch và sự kiện đã ghi nhận trên báo cáo tài chính thực sự xảy ra trong kỳ kế toán.  
Tính đầy đủ (Completeness)  Tất cả các giao dịch hoặc sự kiện đã xảy ra đều được ghi nhận đầy đủ trên báo cáo tài chính 
Tính chính xác (Accuracy) Số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghi nhận được phản ánh phù hợp 
Đúng kỳ (Cut-off) Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán 
Phân loại (Classification) Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào tài khoản phù hợp.  

Các CSDL đối với các số dư tài khoản vào cuối kỳ (áp dụng với các số dư trên Bảng cân đối kế toán thì CSDL bao gồm) 

CSDL Giải thích  
Tính hiện hữu (Existence)  Tài sản, Nợ phát trả và nguồn vốn chủ sỡ hữu thực sự tồn tại 
Tính đầy đủ (Completeness)  Tất cả tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sỡ hữu thực sự tồn tại 
Định giá và phân bổ (Valuation and allocation) Tài sản, Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện trên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan đến tính giá và phân bổ đã được ghi nhận phù hợp 
Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations)  Đơn vị có quyền nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của đơn vị và có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu 
Tính phân loại (Classification) Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào tài khoản phù hợp. 

Các CSDL đối với các trình bày và công bố thông tin: 

CSDL Giải thích  
Sự phát sinh (Occcurrence)  Các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác được thuyết minh thật sự xảy ra và có liên quan đến đơn vị 
Tính đầy đủ (Completeness) Tất cả các thuyết minh được công bố cần trình bày đầy đủ trên BCTC 
Phân loại và dễ hiểu (Classification and Understanding) Các thông tin cần trình bày trên BCTC được trình bày, diễn giải và công bố hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu 
Tính chính xác và chính giá (Accuracy and Valuation)  Thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày hợp lý và theo giá trị phù hợp 

Như vậy, Cơ sở dẫn liệu quan trọng vì nó là nền tảng định hướng toàn bộ hoạt động kiểm toán – từ đánh giá rủi ro, thiết kế thủ tục, thu thập bằng chứng, đến hình thành ý kiến kiểm toán. 

>> Xem thêm: Các loại thư xác nhận trong kiểm toán báo cáo tài chính

———

KLE Mentoring Program

Cơ sở 1: Số 9, ngõ Chùa Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 3, phố Thọ Tháp, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 097 7532090

Email: info@kle.edu.vn

Website: https://kle.edu.vn/

Để lại một bình luận

0977 532 090