Việc phân biệt giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ là rất quan trọng trong ngành kiểm toán – vì mỗi loại có mục tiêu, phạm vi và phương pháp thực hiện khác nhau. Trước hết, hãy cùng KLE Mentoring Program tìm hiểu bản chất, tính chất công việc của các loại hình kiểm toán nhé!
Kiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chính là một loại hình kiểm toán phổ biến nhất, tập trung vào việc kiểm tra và đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính do doanh nghiệp hoặc tổ chức lập ra, nhằm đảm bảo rằng các báo cáo này phản ánh đúng tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị theo các chuẩn mực kế toán hiện hành.

Mục tiêu của kiểm toán tài chính
- Đưa ra ý kiến độc lập về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, có phản ánh trung thực và hợp lý mọi khía cạnh trọng yếu hay không.
- Phát hiện và ngăn ngừa sai sót hoặc gian lận trong quá trình lập báo cáo tài chính.
- Nâng cao tính minh bạch, độ tin cậy và sự tin tưởng từ các bên liên quan: nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cổ đông,…
>> Chi tiết những điều bạn cần biết về kiểm toán độc lập, khám phá TẠI ĐÂY
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 3 bước
Lập kế hoạch kiểm toán (Planning)
- Xem xét chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục kiểm toán khách hàng cũ.
- Đánh giá tính liêm chính của ban giám đốc.
- Ký kết thư hợp đồng kiểm toán giữa đơn vị và công ty kiểm toán.
- Hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh
- Đánh giá rủi ro
- Xác định mức trọng yếu…
Thực hiện kiểm toán
- Thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hiêu quả kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra chi tiết các khoản mục báo cáo tài chính
- Thực hiện thủ tục phân tích, kiểm tra chọn mẫu, gửi thư xác nhận, kiểm kê, soát xét chứng từ, v.v.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán cho từng khoản mục:
- Doanh thu, chi phí
- Tài sản, công nợ
- Vốn chủ sở hữu
- Đánh giá các ước tính kế toán và khả năng hoạt động liên tục
- Thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp để đánh giá tính trung thực của báo cáo tài chính.
- Tổng hợp sai sót, phân tích ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
- Thảo luận với khách hàng về việc điều chỉnh số liệu nếu có.
Kết thúc kiểm toán
- Lập báo cáo kiểm toán bao gồm:
- Ý kiến chấp nhận toàn phần
- Hoặc ý kiến ngoại trừ / không chấp nhận / từ chối đưa ra ý kiến (nếu có sai sót trọng yếu hoặc hạn chế phạm vi kiểm toán).
>> Hướng dẫn từ A – Z cách phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động (Operational Audit) là một loại kiểm toán nhằm đánh giá tính hiệu quả, hiệu suất và tính kinh tế (3Es – Effectiveness, Efficiency and Economics) trong hoạt động của một tổ chức hoặc một bộ phận cụ thể bên trong tổ chức đó.

Mục tiêu của kiểm toán hoạt động
Không giống kiểm toán tài chính (tập trung vào số liệu tài chính), kiểm toán hoạt động nhằm:
- Xác định các hoạt động có đang vận hành một cách hiệu quả (đạt mục tiêu đề ra),
- Có hiệu suất cao (sử dụng tài nguyên tối ưu),
- Và có tính kinh tế (chi phí thấp nhất có thể nhưng vẫn đạt được mục tiêu).
Đối tượng của kiểm toán hoạt động
- Một quy trình kinh doanh cụ thể (ví dụ: quy trình mua hàng, sản xuất, bán hàng),
- Một phòng ban hoặc đơn vị (ví dụ: phòng nhân sự, bộ phận hậu cần),
- Toàn bộ tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,…).
Lợi ích của kiểm toán hoạt động
- Phát hiện ra các điểm yếu, lãng phí, hoạt động chưa hiệu quả,
- Đưa ra khuyến nghị cải tiến quy trình, cơ cấu tổ chức, quản lý chi phí,
- Tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức.
- Sản lượng có đạt được theo kế hoạch không .
Quy trình kiểm toán hoạt động
Khác với kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động không chỉ quan tâm đến số liệu kế toán, mà tập trung vào cách thức hoạt động, quy trình, quản lý và kết quả thực hiện.
Lập kế hoạch kiểm toán hoạt động
- Thu thập thông tin tổng quan về hoạt động, quy trình hoặc đơn vị được kiểm toán.
- Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán (ví dụ: kiểm toán hoạt động bán hàng, sản xuất, quản lý tồn kho…).
- Đánh giá rủi ro hoạt động và điểm yếu trong quản trị.
- Xây dựng chương trình kiểm toán: thủ tục cần thực hiện, tài liệu cần xem xét.
Mục tiêu: Đảm bảo kiểm toán đi đúng hướng, tập trung vào điểm rủi ro cao.
Thu thập và phân tích thông tin
- Phỏng vấn nhân viên, lãnh đạo bộ phận.
- Quan sát quy trình vận hành thực tế.
- Phân tích hiệu suất thông qua chỉ số KPIs, dữ liệu nội bộ.
- Soát xét tài liệu, chính sách, quy trình nội bộ.
Mục tiêu: Hiểu rõ cách thức hoạt động thực tế và xác định điểm bất hợp lý.
Đánh giá hoạt động và xác định phát hiện kiểm toán
- So sánh thực trạng với:
- Chính sách/quy trình nội bộ đã ban hành,
- Mục tiêu hoạt động/kế hoạch đã đề ra,
- Chuẩn mực ngành hoặc thông lệ tốt.
- Xác định:
- Các điểm không hiệu quả, dư thừa, lãng phí,
- Các rủi ro hoạt động chưa được kiểm soát tốt,
- Các điểm có thể cải tiến.
Mục tiêu: Làm rõ vấn đề, nguyên nhân và hậu quả.
Báo cáo kết quả kiểm toán hoạt động
- Trình bày kết quả kiểm toán: vấn đề phát hiện, mức độ ảnh hưởng.
- Đưa ra kiến nghị cải tiến: điều chỉnh quy trình, cải thiện hiệu suất, tiết kiệm chi phí, kiểm soát rủi ro.
- Trao đổi với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán để đảm bảo sự đồng thuận và tính khả thi của kiến nghị.
Mục tiêu: Tăng giá trị cho tổ chức thông qua các khuyến nghị thực tế.
Theo dõi thực hiện kiến nghị (Follow-up)
- Sau một thời gian, kiểm toán viên thực hiện theo dõi:
- Đơn vị đã thực hiện kiến nghị chưa?
- Kết quả thay đổi ra sao?
- Cập nhật báo cáo hoặc đề xuất biện pháp tiếp theo nếu cần.
Mục tiêu: Đảm bảo kiến nghị được thực thi và mang lại cải tiến thực sự.
>> Có thể bạn quan tâm: Đạo đức nghề nghiệp dưới góc nhìn kiểm toán viên
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là một loại kiểm toán nhằm đánh giá xem một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có tuân thủ đúng các quy định, chính sách, luật pháp, chuẩn mực, và quy trình nội bộ đã đề ra hay không.

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành (ví dụ: luật thuế, luật môi trường, luật lao động…).
- Kiểm tra sự tuân thủ nội bộ: Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, quy trình nội bộ của tổ chức.
- Ngăn ngừa rủi ro pháp lý: Phát hiện sớm các sai phạm có thể dẫn đến xử phạt, kiện tụng, hoặc thiệt hại uy tín.
- Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ: Đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện các quy trình nhằm tăng tính minh bạch và hiệu quả.
Đối tượng thực hiện kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán độc lập
- Cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc các cơ quan thanh tra chuyên ngành
Tổng kết
Tiêu chí | Kiểm toán tài chính | Kiểm toán hoạt động | Kiểm toán tuân thủ |
Đối tượng kiểm toán | Bảng khai tài chính | Hoạt động, nghiệp vụ của chủ thế được kế toán | Mức độ tuân thủ thể lệ, luật pháp |
Chủ thể kiểm toán | Kiểm toán độc lập | Kiểm toán nội bộ | Kiểm toán nhà nước |
Tác động | Đến từ bên ngoài | Đến từ bên trong doanh nghiệp | Đến từ bên ngoài |
Mục tiêu | Đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý và hợp pháp của Bảng khai tài chính | Đưa ra ý kiến về tính hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế của các hoạt động | Đưa ra ý kiến về sự tuân thủ luật định và quy định của đối tượng kiểm toán |
Khách thể kiểm toán | Các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân | Các Bộ phận trong tổ chức | Các Doanh nghiệp, tổ chức và các bộ phận |
Trình tự thực hiện | Thường ngược với trình tự kế toán | Thường cùng chiều với trình tự kế toán | Cả hai |
Mối quan hệ giữa chủ thế – khách thể | Chuẩn mực kế toán | Tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể | Luật định và các quy định cụ thể |
Tính chất pháp lý | Chủ yếu là tự nguyện | Chủ yếu là bắt buộc | Cả 2 |
Thời điểm thực hiện | Hậu kiểm | Hiện hành và tiền kiểm | Cả 2 |
Tóm lại, ba loại kiểm toán chính gồm kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, khác nhau về mục tiêu và phạm vi. Kiểm toán tài chính nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán. Kiểm toán hoạt động tập trung vào hiệu quả, hiệu suất và tính kinh tế của các hoạt động trong tổ chức. Trong khi đó, kiểm toán tuân thủ đánh giá mức độ chấp hành luật pháp, quy định và chính sách nội bộ. Mỗi loại kiểm toán có đối tượng, tiêu chí đánh giá, chủ thể thực hiện và hình thức báo cáo riêng, phục vụ các mục đích khác nhau trong quản lý và giám sát tổ chức.
———
KLE Mentoring Program
Cơ sở 1: Số 9, ngõ Chùa Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 3, phố Thọ Tháp, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 097 7532090
Email: info@kle.edu.vn
Website: https://kle.edu.vn/

Đơn vị đào tạo ACCA, Thi tuyển dụng Kiểm toán, tư vấn tài chính Big4, Nonbig và Tiếng Anh giao tiếp, Ielts.
Với đội ngũ giảng viên là 100% ACCA Members cùng kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và tài chính, KLE không chỉ mang đến kiến thức nền tảng vững chắc mà còn giúp học viên phát triển kỹ năng ứng dụng thực tế. Không chỉ là chương trình đào tạo truyền thống, KLE tạo ra một môi trường học tập thực tiễn, nơi mối quan hệ giữa người học và giảng viên không dừng lại ở giảng dạy kiến thức mà còn phát triển sâu hơn thành mối quan hệ Mentee – Mentor.