Nhật ký thực tập Kiểm toán (Phần 3)

Trong phần thứ 2 của chuỗi bài viết “Nhật ký thực tập kiểm toán”, các bạn đã chứng kiến những trải nghiệm đầu đời của một anh chị từng làm thực tập sinh. Các bạn có tò mò những diễn biến tiếp theo của câu chuyện không? Hãy cùng đón đọc phần tiếp theo ngay bây giờ nhé.

 

3. Tuần 3: Job 2

Vì deadline job đầu tiên rất sát, tôi cố gắng hoàn thiện working paper trong tuần để gửi cho chị SIC review. Đồng thời tôi cũng liên lạc trước với chị SIC job thứ hai để có dữ liệu về khách hàng và xem trước working paper. Khác với job đầu, job thứ hai vì đổi nhân sự nên chị SIC chưa gửi trước bản checklist công việc. Chị dặn tôi cứ đọc hết thông tin có sẵn, liên hệ trước với khách hàng để xin một số tài liệu cho cả team. Có kinh nghiệm trước trong job đầu tiên về các phần hành intern thường làm nên tôi không quá lo lắng cho job mới. Hẳn tôi sẽ vẫn làm những phần hành cũ. Đến tuần fieldwork thứ hai, team tôi có 1 bạn intern và một chị staff 1.

Nhìn bảng phân công công việc, tôi thấy mình làm working paper về hàng tồn kho. Sau khi đọc file cũ, nhiều phần tôi không hiểu, cũng không biết phải cập nhật số liệu từ đâu. Các kiến thức tôi học về kiểm toán hàng tồn kho không dạy theo cách mà các anh chị đang thực hiện nên mọi thứ khá khó hiểu. Tôi nghĩ chị có thể phân công lại vì phần hành này sẽ phù hợp hơn với người đã có kinh nghiệm. Từ bài học khi đi kiểm kê, tôi chủ động tìm chị SIC để trao đổi về phần hành này. Tôi hỏi chị: “Chị ơi, phần hành này không phải là phần hành intern, nên em còn nhiều chỗ không hiểu, chị có thể giúp em không ạ?”. Chị trả lời: “Có phần hành nào gọi là phần hành intern hả em?”. Tôi trả lời: “À ý em là các phần hành chúng em được training ạ”. Chị nói: “Thế các phần hành các em không được training thì các em không làm sao?”. Tôi nhanh chóng trả lời: “Dạ, em xin lỗi, nhưng phần hành này thực sự có những phần em còn chưa hiểu, chị có thể hướng dẫn hoặc gửi cho em thêm tài liệu tham khảo không ạ?”

Chị đồng ý, dặn dò tôi những điều cần chú ý khi làm, và gửi thêm một số tài liệu tham khảo về hàng tồn kho. Để không bị như job đầu tiên, job thứ hai tôi cố gắng mường tượng các chị kế toán khách hàng như những bạn làm việc bằng tuổi, để lúc trao đổi trực tiếp sẽ ít khép nép hơn. Bước đầu có chút tích cực, ít nhất tôi cũng có thể trao đổi thoải mái với chị kế toán tổng hợp về cách hạch toán các giao dịch.

Trong lúc đang miệt mài nghiên cứu và hoàn thiện công việc của job thứ hai, tôi nhận được email của chị SIC job đầu tiên. Chị thông báo rằng thứ 4 tuần sau manager sẽ review toàn bộ các working paper nên yêu cầu mọi người vào chỉnh file theo các nhận xét của chị và tải file lên trước thứ 2 tuần tới. Như vậy tôi còn 6 ngày để hoàn thành 5 phần hành theo những note mà chị để lại. Không nghĩ rằng phần tôi làm quá tệ vì interim đã được thực hiện hồi tháng 10, phần còn lại số liệu tôi cập nhật không khác nhiều so với lúc trước nên tôi tập trung làm job thứ hai và dự định mai sẽ mở ra xem file job thứ nhất.

Tối hôm sau mở ra, tôi rất shock với số lượng gần 120 note cho 5 phần hành, rất nhiều ghi chú về việc trình bày không khoa học, những lời giải thích không khớp với số liệu, hơn nữa tôi thiếu một số phần test. Tôi hoảng loạn cố gắng hoàn thiện từng cái nhận xét một. Sau 3 ngày liên tiếp, ban ngày làm job thứ hai, tối về clear nhận xét tới 2 giờ sáng. Tôi thực sự mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Lại còn phần test thiếu, tôi nhận ra mình cần tài liệu của khách hàng để hoàn thiện. Tôi email ngay cho chị kế toán bên khách hàng để bổ sung phần thiếu nhưng nhận lại rằng các chị hiện tại đang bận để lên báo cáo và không thể cung cấp tài liệu cho tôi trong tuần được.

Như vậy là tôi không thể hoàn thiện deadline của SIC đề ra. Tôi để lại những ghi chú về phần test còn thiếu rồi thông báo tình hình với chị. Chị bảo tôi gửi file để chị tự liên hệ giải quyết nốt phần tôi còn thiếu. Gửi file cho chị xong, tôi cảm thấy buồn và tiêu cực. Có thể nào tôi đã chọn sai nghề nghiệp không, mọi thứ tôi học đều trở nên như vô dụng tại thời gian này vậy.

4. Tuần 4: Job 3

Cuối tuần, tôi ủ rũ đọc file cho job sắp tới. Tôi nghĩ muốn bỏ cuộc, và tại sao tôi lại kém cỏi như thế, nếu tuần tiếp theo cũng như tuần vừa rồi thì tôi có chịu nổi không? Và nếu tuần nào trong thời gian intern sắp tới cũng như vậy thì tôi còn lên được staff nữa không? Nghĩ vậy tôi bật khóc, tôi đã chuẩn bị thiếu gì cho kì intern này vậy. Tôi học và đọc trước các phần hành, nghiên cứu trước các phần mình chưa biết, cố gắng làm việc chăm chỉ trong cả ngày lẫn tối về, cũng như sửa cách giao tiếp của mình nữa.

Job thứ ba, lần này trong team có một intern giống như tôi. Khác với bộ dạng thiếu ngủ, mệt mỏi của tôi, trông bạn ấy rất vui vẻ, tràn đầy năng lượng. Tôi đã nghĩ bạn ấy thật may mắn, hẳn là các job trước của bạn ấy thật nhẹ nhàng, mình thật là xui xẻo. Lần này đi tỉnh, tôi và bạn ấy được phân mỗi đứa làm một nửa phần hành cơ bản và một nửa làm phần hành của các anh chị A2, vì team chỉ có một chị A1 và chị senior lead team. Phần hành của tôi làm cần nhiều thư xác nhận, mà lại gần thời gian nghỉ Tết nên dù đã được gửi trước nhưng thư về rất trễ. Tôi cần thực hiện những kiểm tra thay thế, tôi thở dài, vậy là lại một khó khăn nữa, bao giờ mới có thể dừng lại chuỗi ngày luẩn quẩn, chạy theo công việc và deadline này đây.

Về phòng sau bữa ăn tối cùng team, tôi mở máy ra hoàn thành nốt file. Tôi cố gắng làm theo working papers cũ để kịp thời gian, tôi không suy nghĩ gì cả, cứ làm theo mọi thứ đã từng được viết xuống. Tôi đã hết năng lượng để nghĩ rồi. Thấy tôi có vẻ không ổn lắm, bạn intern được phân ở cùng phòng tôi có quay ra hỏi thăm. Vì muốn cho đầu óc được thư giãn, tôi nói chuyện với bạn về 2 tuần ác mộng của bạn vừa qua. Bạn an ủi tôi vì bạn ấy cũng đã trải qua hai tuần deadline rất sát. Biết thế, tôi cảm thấy rất tò mò và khâm phục vì sao bạn có thể thực hiện các công việc ấy mà vẫn tràn đầy năng lượng như vậy. Tôi để ý lúc làm việc bạn ấy rất thoải mái và không quá áp lực như tính trạng của tôi. Vì thế tôi đã hỏi bạn kinh nghiệm học thêm những phần gì để có thể manage được công việc và không bị deadline đè.

Bạn chia sẻ rằng thực ra bạn chỉ học những thông tư cơ bản trong kế toán, một số thông tư, điều luật đặc biệt bạn sẽ tìm hiểu trong quá trình làm working papers, còn lại chủ yếu là bạn có học một khóa Học làm Trợ lý kiểm toán trước khi làm intern. Lúc đầu học, được làm quen bước đầu với chính những phần hành được thực hiện tại các job, bạn cũng rất shock vì nó không đơn giản như trả lời câu hỏi phỏng vấn “muốn thực hiện kiểm toán phần hành tài sản cố định, em cần làm những gì. Lý thuyết và thực hành cần có một cầu nối với nhau. Và sau khóa học ấy bạn ấy đã thông hiểu rất nhiều cách áp dụng những điều mình học trên trường lớp như thế nào, ngoài ra còn rất nhiều kinh nghiệm với thái độ, kỹ năng làm sao để vượt qua mùa bận trong kiểm toán.

Nghe vậy tôi lại cảm thấy ân hận. Đáng nhẽ tranh thủ mấy tháng đợi offer và đi làm, tôi nên tranh thủ đi học một khóa “Học làm trợ lý kiểm toán” ở KLE như vậy. Tôi đã thật chủ quan, cứ nghĩ vào công ty là mọi người đều được training. Giờ thì hẳn đã muộn rồi vì tôi còn chẳng còn thời gian mà đi học nữa và hẳn khóa học đã kết thúc. Bạn vẫn động viên tôi có thể thử tham khảo khoá học, vì khoá học này không chỉ có ích cho intern, nó còn hướng dẫn cả kĩ năng khác cần có khi làm việc là một kiểm toán viên, định hướng nghề nghiệp và tư duy trong nghề. Hơn nữa các anh chị ở đây rất supportive và tâm lý. Bạn ấy cũng chia sẻ đến với khóa học này là điều cực kỳ may mắn với bạn, vì bạn ấy là người rất hướng nội, lên đại học bạn ấy không họ gần, không bạn thân từ cấp 3 nên từng thấy rất lạc lõng. Đến với KLE, bạn ấy không chỉ thay đổi được bản thân, mà còn tìm được những người bạn mới chung trí hướng. Nghe vậy, tôi tự nhủ đến cuối tuần này sẽ thử liên lạc với các anh chị ở KLE xem có khóa học nào hoặc cách nào giải quyết tính trạng bây giờ của tôi không.

Còn về phần hành của tuần này, tôi thử xin bạn tôi lời khuyên về cách sắp xếp công việc và giao tiếp với mọi người trước. Bạn cũng chỉ tôi một số tips nho nhỏ và nhấn mạnh tôi phải bình tĩnh lại và consult cùng các anh chị trong nhóm nhiều hơn, để mọi người biết được tiến độ làm việc những khó khăn của tôi. Và hơn ai hết, các anh chị cùng làm với mình sẽ có cách nhìn nhận và giải pháp phù hợp nhất với khách hàng hiện tại. Cố gắng giao tiếp với các chị trong team không chỉ những lúc gặp khó khăn, mọi việc trong quá trình fieldwork có vẻ dễ thở hơn một chút, cộng thêm việc job thứ hai tôi deadline không quá sát, tuần tới là lịch nghỉ Tết nên tuần này trôi qua với tôi là yên bình nhất trong mùa intern.

 

Lời khuyên cho các bạn:

Đỗ Big4 là một thành công để có điểm xuất phát thuận lợi chứ không phải đích. Nếu bạn không chuẩn bị tốt thì bạn sẽ bị loại trên con đường đua về đích hoặc ngay tại điểm xuất phát này!

 

Còn tiếp…

Nội dung bài viết được tham khảo từ KLE Mentoring Program