Chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển dụng Kiểm toán [Part 3]- Công phá đề Test Big4  

Chào mừng các bạn đến với chuyên mục chia sẻ bí kíp chinh phục đề thi Big4 của KLE Mentoring Program!

Đối với nhiều sinh viên, việc ứng tuyển vào các tập đoàn tư vấn Big4 là một mục tiêu đầy tham vọng và đầy thử thách. Vượt qua vòng thi tuyển chọn khắt khe của các “ông lớn” trong ngành này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kiến thức chuyên môn vững vàng và chiến lược giải đề hiệu quả. 

Hiểu được điều đó, KLE Mentoring Program hân hạnh mang đến cho các bạn bài viết “Công phá đề thi Big4” – nơi chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm quý báu giúp các bạn tự tin chinh phục thử thách và bứt phá giới hạn bản thân. 

 

Hãy cùng KLE Mentoring Program khám phá bí kíp “công phá” đề thi Big4 và mở ra cánh cửa đến với thành công trong sự nghiệp tư vấn của bạn! 

1.Kiến thức chuyên ngành 

1.1. Accounting 

Đây là phần kiểm tra kiến thức về Kế toán, thường chiếm 10-15 câu. Kiến thức chủ yếu xoay quanh các phần: cash, fixed asset, depreciation, borrowings, account payables, account receivables, inventory, … 

Hãy ôn tập lại thật kĩ các dạng bài tập, đọc thêm các thông tư, chuẩn mực (thông tư 200/2014/TT-BTC, thông tư 45/2013/TT-BTC; một số chuẩn mực VAS 01 theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC, VAS 02 theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC,…) là bạn hoàn toàn có thể tự tin chinh phục phần này rồi đó. 

1.2. Audit 

Phần này cũng thường có 5-10 câu, tùy mỗi firm nhưng 2 phần Accounting và Audit đều chiếm phần lớn và bù trừ cho nhau. 

Những kiến thức được hỏi về Kiếm toán khá đơn giản, xoay quanh các lý thuyết về cơ sở dẫn liệu (assertion), ý kiến kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp, các loại audit risks, audit procedures, … Ngoài các câu hỏi mang tính cơ bản còn có các câu hỏi mang tính logic nên yêu cầu thí sinh phải nắm vững và hiểu kĩ vấn đề. 

Để có thể làm tốt phần này, hãy nắm chắc các kiến thức cơ bản của kiểm toán đã được học trên trường hoặc trong khóa Chuẩn bị tuyển dụng kiểm toán của KLE thì hoàn toàn tự tin trả lời hết luôn. 

1.3. Tax & Finance 

Đây là một phần khá nhỏ trong đề, mỗi dạng chỉ chiếm 3-5 câu, tuy nhiên không nên chủ quan vì có thể đây sẽ là phần ăn điểm dễ nhất. 

Đề thi có thể hỏi về cả bốn sắc thuế PIT – Thuế thu nhập cá nhân, CIT – Thuế thu nhập doanh nghiệp, FCT – Thuế nhà thầu, VAT – Thuế giá trị gia tăng (phân biệt, tax rate hiện nay hoặc cách tính thuế), có đề không hỏi về thuế. 

Phần finance sẽ chỉ về các chỉ số tài chính như quick ratio, current ratio, ROA, ROE, ý nghĩa các tỉ số, … 

Để làm tốt phần này, chỉ cần đọc hiểu về các loại thuế, chỉ số nêu trên, xem các văn bản mới nhất của nhà nước, vừa cập nhật thông tin, vừa có kiến thức làm bài. 

2. General knowledge 

Những câu hỏi này sẽ chiếm khoảng 2 -4 câu, cũng có firm sẽ không hỏi tới. Có 2 dạng câu hỏi general knowledge: 

  • Liên quan đến kinh tế: chỉ số lạm phát, GDP, tỉ giá ngoại tệ, một số hàm excel cơ bản 
  • Liên quan đến xã hội:Bóng đá, phim ảnh, hay một số chủ đề nóng như Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraina, … cũng rất dễ được đưa vào. 

Nếu như 3 phần trên, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức chuyên ngành của ứng viên, thì phần 4 là để đánh giá xem ứng viên có thường xuyên cập nhật kiến thức kinh tế – xã hội, mở mang hiểu biết hay không. Vì phần này khá là rộng nên cách tốt nhất để chuẩn bị đó là thường xuyên đọc báo ở những trang uy tín như: Vnexpress, CafeF, VEF, … hàng ngày dành vài phút để nghe bản tin buổi sáng cũng là cách rất hữu ích. 

3. IQ Test, Tiếng Anh và Essay 

3.1. IQ Test 

IQ test chiếm khoảng 5-7 câu, thường thuộc các dạng: Numerical Reasoning Test hoặc Logical Reasoning Test. 

Numerical là những câu hỏi liên quan đến toán học, cần phải dựa vào khả năng xử lý các con số để đưa ra đáp án, bao gồm các câu hỏi đánh giá kiến thức về phần trăm, phân tích giá cả, xu hướng, tỷ lệ, 

Còn Logical reasoning là những câu hỏi đánh giá khả năng phân tích thông tin để đưa ra kết luận có liên quan. Câu hỏi thường ở dạng trắc nghiệm và yêu cầu thí sinh sử dụng các quy tắc và suy luận để tìm ra mối liên hệ. Ví dụ như tìm hình khác biệt hoặc hình còn thiếu của một hình cho sẵn,… 

Để có thể dễ dàng “thông qua” những câu hỏi IQ test, thì các tốt nhất đó là LUYỆN TẬP và LUYỆN TẬP thật là nhiều, từ đó bạn sẽ có phản xạ và tư duy nhạy bén hơn khi gặp những câu hỏi tương tự trong bài test. 

  • Một số trang web luyện tập free: 
  • Institute of psychometric coaching 
  • Và đặc biệt trong quá trình làm bài, có 1 số tips sau: 
  • Đọc và hiểu kĩ câu hỏi: để tránh bị “mắc bẫy” 
  • Hãy tập trung vào những đáp án hợp lý: trong 1 số câu hỏi, bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay các đáp án chắc chắn sai dựa trên phương pháp loại trừ. 
  • Phân bổ thời gian hợp lý: Nếu câu nào chưa chắc chắn có thể để lại, không nên mất quá nhiều thời gian vào 1 câu hỏi mà mình không tìm thấy dữ kiện liên quan nào. 
3.2. Tiếng Anh 

Thường các firm sẽ test khả năng tiếng anh của ứng viên thông qua bài Verbal Reasoning test. Khác với dạng Numerical – yêu cầu bạn phải làm việc với cả tá số liệu, biểu đồ và hình vẽ, Verbal là dạng test lấy văn bản làm cơ sở, đòi hỏi thí sinh phải kết hợp cả khả năng ngôn ngữ và tư duy. 

Kiểu câu hỏi vô cùng phổ biến là đề bài sẽ cung cấp một đoạn văn bản và yêu cầu bạn đánh giá một khẳng định là Đúng (True), Sai (False) hay Không thể xác định (Cannot say). Hoặc là, đề sẽ đưa ra đoạn văn về chủ để bất kì rồi hỏi bạn một câu liên quan đến nó dưới dạng trắc nghiệm. 

  • Một số tips khi làm dạng bài này: 
  • Đọc câu đầu và câu cuối của đoạn văn bản trước để nắm được chủ đề 
  • Đọc câu hỏi trước, xác định keyword rồi mới quay lại đoạn văn vản, đọc lướt và chú ý vào keyword đó 
  • Sử dụng phương pháp loại trừ: nếu các đáp án “na ná” nhau thì cần hết sức cẩn thận. Các phương án thường gồm: 1 câu sai hoàn toàn, 1 câu đúng hoàn toàn, 1 câu sai một nửa và một câu không được đề cập trong bài 
  • Đối với nhưng câu T/F/Cannot say: cần phải hiểu rõ ý nghĩa các câu trả lời (“True”- Kết luận đưa ra hoàn toàn đúng và hợp logic; “False” – Kết luận đưa ra hoàn toàn không đúng và không hợp logic; “Cannot say”– Các thông tin được cung cấp trong đề bài là không đủ để bạn đưa ra kết luận. Nếu bạn không tìm thấy một thông tin nào đó trong đề bài, thì đơn giản là nó vốn không có ở đó) 
3.3. Essay 

Ngoài việc sử dụng Verbal reasoning test, nhà tuyển dụng còn có thể dùng bài Essay để đánh giá khả năng Tiếng anh cũng như quan điểm và tư duy của thí sinh. Theo như mình biết thì tùy mỗi firm, tùy mỗi năm mà sẽ có phần viết essay hay không, và năm nay ít nhất là bài test của Deloitte sẽ có phần này, tuy nhiên sẽ chỉ là viết một đoạn vô cùng ngắn thôi. 

Các câu hỏi thì có thể liên quan đến bản thân ứng viên, hiểu biết về nghề, về firm hoặc những vấn đề nổi cộm hiện nay. 

  • Một số tips nho nhỏ cho dạng bài này: 
  • Chú ý phân bổ thời gian hợp lý 
  • Tránh lan man, dài dòng: có thể nhà tuyển dụng không đánh giá quá nhiều về khả năng sử dụng từ ngữ mà sẽ đánh giá cao hơn về ý tưởng bạn muốn truyền đạt và sự logic của bài viết 
  • Luôn bao gồm 3 phần: Mở (Khái quát vấn đề và khẳng định quan điểm) – Thân (Đưa ra luận điểm, dẫn chứng bao gồm cả quá trình, hoạt động và kết quả) – Kết (Khẳng định lại và mở rộng vấn đề) 

Kết luận

Chinh phục đề thi Big4 không phải là điều dễ dàng, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kiến thức chuyên môn vững vàng và chiến lược giải đề hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể tự tin bứt phá giới hạn bản thân và chạm đến cánh cửa thành công trong sự nghiệp tư vấn. 

Hãy luôn ghi nhớ những bí quyết được chia sẻ trong bài viết này, trau dồi kiến thức và kỹ năng không ngừng nghỉ, và đừng ngại thử thách bản thân với những thử thách mới. Tin rằng với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, bạn sẽ gặt hái được thành công rực rỡ tại Big4 và trên con đường sự nghiệp của mình. 

KLE Mentoring Program luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục ước mơ. Chúc các bạn luôn tự tin, bản lĩnh và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai!