Nội dung kiến thức:
I. Dự phòng phải trả (Provisions)
1. Định nghĩa
- Theo IAS 37, dự phòng phải trả là khoản nợ phải trả (liability) không chắc chắn (uncertainty) về giá trị (nhưng có thể ước tính tin cậy) hoặc thời gian thanh toán.
- Được ghi nhận (recognized) trên Bảng cân đối kế toán (SOFP) là một khoản nợ phải trả.
2. Điều kiện ghi nhận
IAS 37 quy định ghi nhận một khoản dự phòng phải trả khi đáp ứng đủ ba điều kiện sau:
- Đơn vị có nghĩa vụ hiện tại (present obligation), có thể là nghĩa vụ pháp lý (legal obligation) hoặc nghĩa vụ liên đới (constructive obligation) do kết quả của một sự kiện trong quá khứ.
- Có khả năng xảy ra (probable) việc doanh nghiệp phải chuyển giao lợi ích kinh tế để giải quyết nghĩa vụ.
- Có thể đưa ra ước tính đáng tin cậy (reliable estimate) về nghĩa vụ này.
2.1. Nghĩa vụ hiện tại (present obligation)
- Nghĩa vụ pháp lý (legal obligation): Thường phát sinh từ hợp đồng hoặc yêu cầu của pháp luật
- Nghĩa vụ liên đới (constructive obligation): Nghĩa vụ ngầm định phát sinh thông qua hành vi và hành động trong quá khứ khi đơn vị đã đưa ra một kỳ vọng hợp lý rằng nó sẽ thực hiện một hành động cụ thể.
2.2. Khả năng xảy ra
Có thể hiểu là:
- Có nhiều khả năng xảy ra hơn là không xảy ra (more likely than not).
- Khả năng xảy ra lớn hơn 50% (greater than a 50% chance).
2.3. Đo lường giá trị
Giá trị được ghi nhận là khoản dự phòng phải là ước tính tốt nhất (best estimate) về chi phí cần thiết để thanh toán nghĩa vụ hiện tại vào cuối kỳ báo cáo.
3. Bút toán ghi nhận
3.1. Khi doanh nghiệp trích lập dự phòng:
Nợ TK Chi phí… (SOPL)
Có TK Dự phòng phải trả (SOFP)
Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp tạo ra một nghĩa vụ cho các chi phí trong tương lai do việc xây dựng một tài sản dài hạn thì khoản dự phòng phải được tính vào nguyên giá của tài sản, vì khoản dự phòng này liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản đó.
Bút toán: Nợ TK TSCĐHH (SOFP)
Có TK Dự phòng phải trả (SOFP)
3.2. Khi thực tế sử dụng khoản dự phòng:
Nợ TK Dự phòng phải trả – SOFP
Có các TK liên quan: Tiền, Phải trả người bán,…
3.3. Khi xem xét và điều chỉnh khoản dự phòng cuối mỗi kỳ báo cáo:
- Nếu trong kỳ, doanh nghiệp trích thêm dự phòng, bút toán cần thực hiện:
Nợ TK Chi phí… – SOPL
Có TK Dự phòng phải trả – SOFP
- Nếu trong kỳ, doanh nghiệp giảm dự phòng do ước tính lại thấy số phải trả nhỏ hơn số trích ban đầu, bút toán cần thực hiện:
Nợ TK Dự phòng phải trả – SOFP
Có TK Chi phí… – SOPL
- Nếu không còn khả năng phải thanh toán nghĩa vụ, dự phòng sẽ được hoàn nhập (reversed).
Nợ TK Dự phòng phải trả – SOFP
Có TK Chi phí… – SOPL
II. Các khoản tiềm tàng (Contingencies)
- Tài sản tiềm tàng (Contingent assets) và Nợ tiềm tàng (Contingent liabilities) không được ghi nhận trên Báo cáo tài chính.
- Các khoản này sẽ được trình bày (disclosed) trên Thuyết minh Báo cáo tài chính.
1. Nợ tiềm tàng (Contingent Liability)
- Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra, sự phát sinh của các nghĩa vụ nợ chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
- Hoặc nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:
- Không chắc chắn doanh nghiệp phải dùng các nguồn lực kinh tế của mình để thanh toán nghĩa vụ nợ.
- Giá trị của nghĩa vụ nợ không được ước tính một cách đáng tin cậy
2. Tài sản tiềm tàng (Contingent Asset)
Tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
III. Tóm tắt cách xử lí với các khả năng xảy ra
Likelihood | Outflow of resources | Inflow of resources |
Remote (xa vời) < 5% | Do nothing | Do nothing |
Possible (có thể xảy ra) 5% – 50% | Contingent liability | Do nothing |
Probable (khả năng cao xảy ra) 50% – 90% | Provision | Contingent asset |
Virtually certain (gần như chắc chắn) > 90% | Provision | Asset |
Nguồn: ACCA global

Đơn vị đào tạo ACCA, Thi tuyển dụng Kiểm toán, tư vấn tài chính Big4, Nonbig và Tiếng Anh giao tiếp, Ielts.
Với đội ngũ giảng viên là 100% ACCA Members cùng kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và tài chính, KLE không chỉ mang đến kiến thức nền tảng vững chắc mà còn giúp học viên phát triển kỹ năng ứng dụng thực tế. Không chỉ là chương trình đào tạo truyền thống, KLE tạo ra một môi trường học tập thực tiễn, nơi mối quan hệ giữa người học và giảng viên không dừng lại ở giảng dạy kiến thức mà còn phát triển sâu hơn thành mối quan hệ Mentee – Mentor.