CHECKLIST CHO CÁC VÒNG THI TUYỂN DỤNG

Chặng đường đến với kỳ thi tuyển dụng chưa bao giờ là dễ dàng, đó là thành quả sau bao tháng ngày nỗ lực của các bạn sinh viên, từ xác định mục tiêu nghề nghiệp cho đến nhận diện những yêu cầu của nhà tuyển dụng, và cải thiện từng yếu tố vào từng thời điểm phù hợp trong suốt 3-4 năm học đại học. Mùa thi tuyển dụng sắp đến gần, liệu các bạn đã nhớ những việc cần làm để có một kỳ thi thật thành công chưa? Hãy cùng tham khảo checklist để rà soát lại lần nữa nhé.

1. Checklist cho vòng CV

  • Theo dõi deadline vòng đơn tại các firm và nộp đơn sớm ngay khi có thể, tránh trường hợp lỗi hệ thống, quá tải vào những ngày cuối cùng.
  • Chuẩn bị Cover letter và CV từ sớm và revỉew lại kỹ càng từ nội dung đến hình thức, nếu tốt hơn có thể nhờ người có kinh nghiệm review giúp.
  • Chú ý các thông tin đặc thù của từng công ty (tên công ty, vị trí công việc…) khi nộp hồ sơ.
  • Tìm hiểu các trường thông tin cần điền trên Application form, xem có mục nào cần thêm thời gian suy nghĩ và soạn sẵn câu trả lời.
  • Tìm hiểu chức năng lưu hồ sơ trong quá trình nộp để không mất nhiều thời gian điền lại đơn.
  • Chuyển định dạng tài liệu, đối với dạng văn bản thì tốt nhất là đuôi pdf.
  • Sau khi nộp đơn, nhớ kiểm tra mail xem đã có xác nhận nộp chưa; có trường hợp mail có thể nằm ở mục khác không phải hộp thư đến (Inbox).

2. Checklist cho vòng Test

Kiến thức chuyên ngành luôn là thứ chúng ta dành nhiều thời gian để học và ôn tập. Một lời khuyên nhỏ cho các bạn là nên củng cố kiến thức một cách toàn diện, ít nhất là những phần cơ bản ở mỗi mảng kiến thức. Quy trình tuyển dụng luôn chào đón những bạn sinh viên trái ngành, do đó mức độ câu hỏi trong các đề thi sẽ không quá khó. Ngoài ra, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đảm bảo đã đọc kỹ hướng dẫn trong mail báo Test và phản hồi lại (nếu có).
  • Nếu là Test Online: đảm bảo đường truyền mạng ổn định, chuẩn bị không gian thi yên tĩnh, đạo cụ cần thiết theo hướng dẫn trong mail.
  • Nếu là Test Offline: chuẩn bị trang phục, đến địa điểm thi sớm tránh tắc đường hoặc hoặc vấn đề phát sinh khác.

3. Checklist cho vòng Group Interview

Có nhiều tình huống bất ngờ sẽ phát sinh trong buổi phỏng vấn và các thành viên trong nhóm đều phải giải quyết. Tuy nhiên hãy lưu ý những điều sau:

  • Hiểu đề đang nói gì, trong một số trường hợp có thể hỏi ý kiến đồng đội.
  • Không được im lặng, điều này đồng nghĩa với không có đóng góp gì trong bài làm.
  • Đừng áp đặt ý kiến của mình với các thành viên khác. Bầu không khí chung có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bài thuyết trình.
  • Để ý thời gian. Thời gian là vàng ngọc, nếu quá thời gian thì không gì có thể cứu vãn được, tốt nhất là nên chuẩn bị đồng hồ đeo tay.
  • Thuyết trình: lý tưởng nhất là phân chia theo cách mà ai cũng có cơ hội được nói, chú ý ngôn ngữ cơ thể, vị trí đứng khi thuyết trình.
  • Bình tĩnh xử lý phần Q&A, có thể xin hội ý khi nhóm chưa có câu trả lời.

4. Checklist cho vòng Final Interview

  • Chuẩn bị trang phục phù hợp, thông thường sẽ là business casual.
  • Kiểm tra CV lần cuối, tìm hiểu rõ thông tin về firm trước khi phỏng vấn (văn hoá, core values…).
  • Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thường xuất hiện. Một cuộc phỏng vấn thường sẽ mở đầu bằng phần giới thiệu bản thân, đây là phần mà các bạn có thể luyện tập trước. Khởi đầu suôn sẻ sẽ giúp tâm lý các bạn vững vàng hơn khi đối diện với những câu hỏi kế tiếp.
  • Chuẩn bị cho phần Q&A cuối buổi phỏng vấn (bắt buộc).

Điều quan trọng hơn cả là thông tin trong CV phải là trung thực và thể hiện rõ con người bạn. Với kinh nghiệm phỏng vấn hàng trăm bạn sinh viên mỗi mùa tuyển dụng, interviewer có thể nhận ra được bạn đang nói thật hay không. Không ai muốn tuyển một người nhân viên không trung thực với chính mình và với chính người đang phỏng vấn đúng không nào?