Tiếp nối nội dung phần 1 của bài viết chia sẻ kinh nghiệm thực tập tại công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S, hãy cùng theo chân chị Duyên để khám phá những điều thú vị trong quá trình thực tập vừa rồi nhé.
3. Quá trình thực tập (tiếp)
Công ty thực sự là chưa có một quy trình chung chuyên nghiệp để training cho intern nhưng cá nhân mình thấy nội dung công ty training lại vô cùng kỹ càng. Nhóm intern thường có từ 8-12 người chia làm 4 phòng. Đầu tiên là sẽ có những buổi training chung của công ty về văn hóa, cách ăn mặc,… Năm mình vào thì training chuyên môn theo phòng. Khi vào công ty bọn mình sẽ có thời gian làm quen với mọi công việc support cho các anh chị, sau đó công ty mới training kiến thức cứng cho intern. Tùy theo các phòng nhưng thường là các Manager (Man), Assistant-Manager (AM), Senior (Sen) training cho intern.
Phòng mình thì AM training một phần, Sen training một phần. Kiến thức training đều được truyền đạt lại bởi các anh chị có thâm niên trong nghề. Kiến thức training cũng không có nhiều khác biệt so với học trên trường nhưng sẽ liên tục nhấn mạnh vào các phần quan trọng. Còn hướng dẫn làm Working papers (giấy tờ làm việc, mình xin phép viết tắt là WPs) lại là các anh chị Staff 2 training, gần gũi và dễ hỏi hơn vì sợ các em không dám hỏi han nhiều các “sếp”. Bọn mình được giao dữ liệu của những khách hàng lớn và khó để thực hành làm WPs cho quen. Sau đó WPs sẽ được các Sen review có vấn đề sẽ hướng dẫn thêm và AM sẽ view thêm lần nữa.
Mình không chắc các công ty khác có như thế không nhưng tại S&S mình được training cả phần kiểm kê và lưu ý các trường hợp khi kiểm kê, các đầu việc khác như phải mang ổ điện đi fieldwork vì tại công ty khách hàng sẽ không có đủ chỗ cắm, mang theo note, ghim,… được cung cấp list danh sách chỗ ăn ngon, SĐT khách sạn và gần như mọi thứ để giúp intern có thể chuẩn bị tốt cho mùa bận sắp tới…
Trước khi bắt đầu interim thì staff ở các cấp độ sẽ tiếp tục được training. Ở công ty các bạn có thể hỏi bất kỳ ai kể cả Man, anh chị sẽ giải đáp ngay hoặc hẹn bọn mình chờ anh chị xong việc để giải đáp, hoặc nhờ anh chị khác hướng dẫn. Nhớ hồi còn intern khi đi job với các AM, AM vẫn thường hỏi mình là có gì lăn tăn không và hỏi mình về các vấn đề của các phần hành mình làm.
Các anh chị vẫn nhắc intern là có gì không biết thì hỏi, cũng không sợ làm sai, có sai thì mới hiểu rõ hơn vấn đề, chỉ sợ không hỏi và không làm mà thôi. Được tạo điều kiện tốt, thoải mái cũng không có nghĩa là được phép lơ là hay sai sót, làm việc chính là làm việc. Lúc này kim chỉ nam của mình vẫn luôn là những lời anh Duy nhắc nhở, càng đi làm càng thấy vô cùng quý giá.
WPs sẽ theo mẫu của VACPA và làm hoàn toàn bằng tiếng Việt, nhưng vẫn có job đặc thù làm bằng tiếng Anh và theo IFRS. WPs cũng được làm kỹ và chi tiết, ngay cả cách trình bày cũng được chú trọng. WPs cũng qua trải qua 2 lần view từ SIC và MIC hoặc Partner. Phòng mình có gần 80 khách hàng và chỉ có 2 intern nên mật độ đi job của mình dày đặc trong mùa bận. Do được chuẩn bị kỹ càng từ KLE nên vào mùa mình cũng không bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, kiểm tra chứng từ luôn là phần mà mình đau đầu nhất nhưng phần này mình sẽ viết tiếp ở dưới. Mình cũng luôn cố gắng hoàn thiện WPs sớm, hầu như là job nào xong job ấy nhưng không tránh khỏi các bút toán điều chỉnh update từ các phần hành khác qua nên mình cũng luôn update và hoàn thiện dứt điểm. Trong mùa bận thì lụt lội là điều khó tránh khỏi nhưng mùa intern này mình đã thoát lụt thành công.
4. Những ấn tượng về kỳ thực tập
FDI theo mình thấy là những doanh nghiệp khá đặc biệt do có đặc thù giao dịch chủ yếu bằng ngoại tệ, xuất nhập khẩu, và hay là công ty gia công. Do đó, khi vào job sẽ sử dụng khá nhiều kiến thức kế toán tài chính học phần 2 nên ai yếu thì cần bổ túc lại ngay nhé. Test chứng từ là phần mình luôn đau đầu và cảm thấy rất lo lắng, nhập một cái máy là một loạt chứng từ hợp đồng, hóa đơn, tờ khai hải quan, BOL, packing list, giấy kiểm tra chất lượng tránh nhập máy hỏng cũ về xong hạch toán máy mới,…
Hay là một bộ chứng từ đầy đủ để tiền vé máy bay được tính là chi phí hợp lý như phải có cuống vé, quyết định cử đi công tác, hóa đơn… Phần chi phí cũng sẽ rối bời hơn khi có thêm những chi phí cho người nước ngoài cần phải xác định và kiểm tra kỹ càng. Đi làm rồi cũng gặp kha khá những tình huống dở khóc dở cười với kế toán để thấy công việc tràn đầy thú vị.
Khi đi fieldwork mình đều cố gắng xử lý dữ liệu xong thật sớm để có thật nhiều thời gian test chứng từ vì nỗi lo sợ thiếu bằng chứng và có thêm thời gian support các anh chị. Nhiều lúc bản thân chỉ muốn bê toàn bộ chứng từ khách hàng ra photo hết cho không thiếu bất cứ thứ gì cả. Và thêm một điều là phần hành intern nếu như không phát hiện được quá nhiều vấn đề thì cũng đừng lo lắng sốt ruột vì thực ra các phần hành intern cũng không có nhiều sai sót. Mình đã lo ngay ngáy khi thấy tổng hợp vấn đề của anh chị dài ngoằng mà của mình có xíu.
Mình đã quay trở lại công ty được mấy tuần theo một cấp bậc mới và điều hay ho ở các công ty nhỏ thường là các bạn sẽ được support cả các job kế toán và học cả thuế nữa nên sẽ càng hiểu hơn để làm kiểm. Khi hạch toán thì các bạn cũng hiểu ra được thêm kha khá các vấn đề nữa để hỗ trợ quá trình mình làm kiểm toán.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình nhé. Ban đầu mình định là sẽ không nhận lời viết bài review do thời gian intern của mình không đặc sắc hay có quá nhiều thứ để chia sẻ. Nhưng hãy hiểu để có thể có được một mùa intern được coi là “yên bình”. Kỳ thi tuyển intern sắp tới gần mọi người hãy tăng tốc và chăm chỉ trau dồi hơn nhé. Đôi khi làm ở đâu cũng do cái duyên (Duyên đây nè – tôi đang viết đây). Buồn bã là điều xảy ra khi bạn trượt firm bạn thích nhưng không được uể oải nhé, hãy nỗ lực hơn nữa vì cơ hội chỉ đến với những người không bỏ cuộc thôi. Các AOF nhớ bình tâm vững chí nhé.
P/S: Đằng sau bức ảnh phía dưới là một ngày tăng 2 đi bar của hội kiểm toán. Đây mới chỉ là ảnh của phòng mình thôi nha. 😃